Cách thành phố Huế chỉ khoảng 15 phút đi xe, Đan viện Thiên An nằm trên một ngọn đồi rất đẹp, dòng người hành hương ra vào nườm nượp. Tuy nhiên, chính nơi đây lại không có tín hiệu của mạng không dây (3G, 4G, v.v.). Không chỉ bên trong đan viện mà một vùng đất rộng lớn bao bọc lấy đan viện cũng khó để bắt được Internet.
Việc không có Internet không liên quan đến một sự cố kỹ thuật nào cả, nó liên quan đến một sự cố dai dẳng chưa có hồi kết khác.
Đó là việc cả khu vực đồi Thiên An trở thành nơi tranh chấp đất đai đến nghẹt thở giữa một bên là Đan viện Thiên An và bên còn lại là chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế và các chủ đất mà chính quyền đã bán đất cho.
Cũng tại đan viện này, một linh mục bề trên đã phải đi cấp cứu sau khi được mời uống trà và cà phê từ hai người lạ trong lúc tình hình tranh chấp đất đai cực kỳ căng thẳng tại nơi đây vào đầu năm 2016. Đó là linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức, đan phụ của đan viện. Ông đã sang Đức chữa trị và nghi ngờ có dấu hiệu bị đầu độc. Năm 2019, Bộ Công an thông báo không đảm bảo tính mạng nếu ông trở về Việt Nam. Tháng 10/2022, linh mục Đức qua đời tại một bệnh viện ở châu Âu.
Tháng 6/2022, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tranh chấp đất đai tôn giáo vẫn chưa thể dứt điểm bên cạnh các vấn đề đất đai khác. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng đề nghị phải sửa đổi Luật Đất đai hiện hành vào năm 2023.
Tuy nhiên, dù sửa đổi đến đâu đi nữa cũng không thể có thêm tiến triển nào đáng kể vì nhà nước vẫn muốn làm “giáo hội của các giáo hội”.
Tại sao lại như vậy? Tác giả Văn Tâm phân tích những vấn đề này qua bài viết “Nhà nước vẫn giữ quyền ban phát đất đai như một công cụ kiểm soát tôn giáo”.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/chinh-quyen-van-giu-quyen-ban-phat-dat-dai-nhu-mot-cong-cu-kiem-soat-ton-giao/
Việc không có Internet không liên quan đến một sự cố kỹ thuật nào cả, nó liên quan đến một sự cố dai dẳng chưa có hồi kết khác.
Đó là việc cả khu vực đồi Thiên An trở thành nơi tranh chấp đất đai đến nghẹt thở giữa một bên là Đan viện Thiên An và bên còn lại là chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế và các chủ đất mà chính quyền đã bán đất cho.
Cũng tại đan viện này, một linh mục bề trên đã phải đi cấp cứu sau khi được mời uống trà và cà phê từ hai người lạ trong lúc tình hình tranh chấp đất đai cực kỳ căng thẳng tại nơi đây vào đầu năm 2016. Đó là linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức, đan phụ của đan viện. Ông đã sang Đức chữa trị và nghi ngờ có dấu hiệu bị đầu độc. Năm 2019, Bộ Công an thông báo không đảm bảo tính mạng nếu ông trở về Việt Nam. Tháng 10/2022, linh mục Đức qua đời tại một bệnh viện ở châu Âu.
Tháng 6/2022, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tranh chấp đất đai tôn giáo vẫn chưa thể dứt điểm bên cạnh các vấn đề đất đai khác. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng đề nghị phải sửa đổi Luật Đất đai hiện hành vào năm 2023.
Tuy nhiên, dù sửa đổi đến đâu đi nữa cũng không thể có thêm tiến triển nào đáng kể vì nhà nước vẫn muốn làm “giáo hội của các giáo hội”.
Tại sao lại như vậy? Tác giả Văn Tâm phân tích những vấn đề này qua bài viết “Nhà nước vẫn giữ quyền ban phát đất đai như một công cụ kiểm soát tôn giáo”.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/chinh-quyen-van-giu-quyen-ban-phat-dat-dai-nhu-mot-cong-cu-kiem-soat-ton-giao/
Luật Khoa tạp chí
Nhà nước vẫn giữ quyền ban phát đất đai như một công cụ kiểm soát tôn giáo
Bất kể Luật Đất đai có sửa đổi ra sao.
📍 RA MẲT SỐ BÁO THÁNG TƯ 2023
🛒 Mua ngay tại link: https://luatkhoa.gumroad.com/l/BT4-2023
-----
Bạn đọc thân mến,
Tháng Tư năm ngoái, Luật Khoa ra mắt số báo PDF thứ hai, cũng là số báo đầu tiên được sản xuất với định hướng kinh doanh nội dung. Chúng tôi thử nghiệm sản phẩm này để đánh giá phản ứng của thị trường. Kết quả là mặc dù giá bán báo khá cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam, lại chỉ nhận thanh toán qua các công cụ quốc tế, đến nay đã có đến gần 270 lượt mua, mang lại doanh thu hơn 1.300 USD.
Kết quả đáng khích lệ đó đã góp phần thúc đẩy Luật Khoa đi một bước xa hơn nữa trên con đường kinh doanh nội dung, đó là ra mắt nội dung thu phí trên website luatkhoa.com theo mô hình membership vào tháng Một năm 2023. Phí thành viên mỗi tháng là 2 USD, trong khi nếu muốn ủng hộ thì bạn có thể đăng ký gói 5 USD. Sau ba tháng triển khai, Luật Khoa đã có hơn 170 độc giả đăng ký trả phí. Đó là chưa kể khoảng 160 độc giả vẫn đóng góp hàng tháng, hàng năm qua hệ thống gây quỹ truyền thống của Luật Khoa là Donorbox.
Luật Khoa đang từng bước định hình mô hình kinh doanh của mình với mục tiêu đạt được 50% ngân sách hoạt động đến từ thu phí nội dung, phần còn lại dựa vào các khoản tài trợ. Và xin bạn lưu ý, dù mô hình doanh thu là gì, Luật Khoa đã, đang và sẽ luôn là một tổ chức phi lợi nhuận, nghĩa là mọi khoản thu đều được tái đầu tư chứ không chia cho cổ đông.
Tháng Tư năm nay, chúng tôi xin thông báo một tin vui nữa: Luật Khoa đã được chọn vào chương trình hỗ trợ phát triển kinh doanh nội dung Amplify Asia của Quỹ Đầu tư và Phát triển Truyền thông (MDIF). MDIF là một quỹ chuyên đầu tư cho các tổ chức báo chí độc lập nhằm giúp các tổ chức này xây dựng được mô hình kinh doanh nội dung phù hợp. Luật Khoa được chọn vào chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn của MDIF, không bao gồm khoản đầu tư tài chính.
Chúng tôi mong bạn tiếp tục theo dõi và ủng hộ sứ mệnh làm báo độc lập của Luật Khoa.
Trân trọng,
Trịnh Hữu Long
Tổng biên tập
🛒 Mua ngay tại link: https://luatkhoa.gumroad.com/l/BT4-2023
-----
Bạn đọc thân mến,
Tháng Tư năm ngoái, Luật Khoa ra mắt số báo PDF thứ hai, cũng là số báo đầu tiên được sản xuất với định hướng kinh doanh nội dung. Chúng tôi thử nghiệm sản phẩm này để đánh giá phản ứng của thị trường. Kết quả là mặc dù giá bán báo khá cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam, lại chỉ nhận thanh toán qua các công cụ quốc tế, đến nay đã có đến gần 270 lượt mua, mang lại doanh thu hơn 1.300 USD.
Kết quả đáng khích lệ đó đã góp phần thúc đẩy Luật Khoa đi một bước xa hơn nữa trên con đường kinh doanh nội dung, đó là ra mắt nội dung thu phí trên website luatkhoa.com theo mô hình membership vào tháng Một năm 2023. Phí thành viên mỗi tháng là 2 USD, trong khi nếu muốn ủng hộ thì bạn có thể đăng ký gói 5 USD. Sau ba tháng triển khai, Luật Khoa đã có hơn 170 độc giả đăng ký trả phí. Đó là chưa kể khoảng 160 độc giả vẫn đóng góp hàng tháng, hàng năm qua hệ thống gây quỹ truyền thống của Luật Khoa là Donorbox.
Luật Khoa đang từng bước định hình mô hình kinh doanh của mình với mục tiêu đạt được 50% ngân sách hoạt động đến từ thu phí nội dung, phần còn lại dựa vào các khoản tài trợ. Và xin bạn lưu ý, dù mô hình doanh thu là gì, Luật Khoa đã, đang và sẽ luôn là một tổ chức phi lợi nhuận, nghĩa là mọi khoản thu đều được tái đầu tư chứ không chia cho cổ đông.
Tháng Tư năm nay, chúng tôi xin thông báo một tin vui nữa: Luật Khoa đã được chọn vào chương trình hỗ trợ phát triển kinh doanh nội dung Amplify Asia của Quỹ Đầu tư và Phát triển Truyền thông (MDIF). MDIF là một quỹ chuyên đầu tư cho các tổ chức báo chí độc lập nhằm giúp các tổ chức này xây dựng được mô hình kinh doanh nội dung phù hợp. Luật Khoa được chọn vào chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn của MDIF, không bao gồm khoản đầu tư tài chính.
Chúng tôi mong bạn tiếp tục theo dõi và ủng hộ sứ mệnh làm báo độc lập của Luật Khoa.
Trân trọng,
Trịnh Hữu Long
Tổng biên tập
Gumroad
Luật Khoa | Báo Tháng Tư 2023
Tải bản đọc thửBạn đọc thân mến,Tháng Tư năm ngoái, Luật Khoa ra mắt số báo PDF thứ hai, cũng là số báo đầu tiên được sản xuất với định hướng kinh doanh nội dung. Chúng tôi thử nghiệm sản phẩm này ...
🇮🇱 Mặc dù đã hơn 70 năm trôi qua kể từ khi nhà nước của người Do Thái hình thành, Israel vẫn là một quốc gia không có bản hiến pháp thành văn nào. Tuy nhiên, khác với Anh quốc, một quốc gia cũng không có hiến pháp thành văn, ý tưởng về việc soạn thảo một bản hiến pháp thành văn ở Israel vốn đã từng được thai nghén từ ngay buổi đầu của nền cộng hòa.
Vài tháng sau khi tuyên bố độc lập, một Hội nghị Hiến pháp được bầu ra với mục đích là soạn thảo bản hiến pháp cho nhà nước Israel. Cần lưu ý rằng Hội nghị Hiến pháp này không chỉ là một hội nghị để lập hiến thông thường như trường hợp của Hoa Kỳ năm 1787, mà nó còn được giao cả nhiệm vụ thông qua các văn bản luật đầu tiên. Hội nghị Hiến pháp năm 1949 của Israel vì thế mang dáng dấp của một quốc hội lập hiến, một cơ quan lập pháp của nước này.
Quá trình soạn thảo hiến pháp mau chóng kết thúc mà không có một bản hiến pháp nào được đưa ra. Trên thực tế, Hội nghị Hiến pháp có vẻ cũng không mặn mà lắm với công việc của mình.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://www.luatkhoa.com/2023/04/israel-va-cac-van-de-cua-luat-hien-phap-hien-dai-ky-2-mot-lich-su-lap-hien-la-lung/
Vài tháng sau khi tuyên bố độc lập, một Hội nghị Hiến pháp được bầu ra với mục đích là soạn thảo bản hiến pháp cho nhà nước Israel. Cần lưu ý rằng Hội nghị Hiến pháp này không chỉ là một hội nghị để lập hiến thông thường như trường hợp của Hoa Kỳ năm 1787, mà nó còn được giao cả nhiệm vụ thông qua các văn bản luật đầu tiên. Hội nghị Hiến pháp năm 1949 của Israel vì thế mang dáng dấp của một quốc hội lập hiến, một cơ quan lập pháp của nước này.
Quá trình soạn thảo hiến pháp mau chóng kết thúc mà không có một bản hiến pháp nào được đưa ra. Trên thực tế, Hội nghị Hiến pháp có vẻ cũng không mặn mà lắm với công việc của mình.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://www.luatkhoa.com/2023/04/israel-va-cac-van-de-cua-luat-hien-phap-hien-dai-ky-2-mot-lich-su-lap-hien-la-lung/
Luật Khoa tạp chí
Israel và các vấn đề của luật hiến pháp hiện đại - Kỳ 2: Một lịch sử lập hiến lạ lùng
Từ “món nợ” lập hiến đến nguồn cơn của khủng hoảng chính trị hiện thời.
🇮🇱 Cuộc cách mạng hiến pháp ở Israel vào cuối thế kỷ trước tưởng như sẽ mở ra một thời kỳ dân chủ cực thịnh cho nhà nước đặc biệt này. Nhưng trái lại, nhiều nhà phân tích trong và ngoài Israel hiện nay lại đánh giá rằng nhà nước Israel đang dần rơi vào tình trạng “suy vong dân chủ” và không xứng đáng được gọi là quốc gia dân chủ nữa.
Israel bước vào thế kỷ 21 vẫn mang theo cuộc xung đột dai dẳng giữa họ và người Ả Rập ở khu vực. Tình trạng khẩn cấp của Israel diễn ra thường xuyên, đặc biệt là sau những cuộc đánh bom tự sát của các lực lượng Ả Rập. Những chiến dịch quân sự đánh vào Lebanon, hay ở bờ tây sông Jordan, dải Gaza, v.v. càng làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Bất chấp sự phát triển của công nghệ và kinh tế, người ta thấy rằng các mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan kết hợp với lực lượng tôn giáo chính thống ở Israel đang dần lớn mạnh.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/israel-va-cac-van-de-cua-luat-hien-phap-hien-dai-ky-3-su-suy-vong-dan-chu-o-israel/
Israel bước vào thế kỷ 21 vẫn mang theo cuộc xung đột dai dẳng giữa họ và người Ả Rập ở khu vực. Tình trạng khẩn cấp của Israel diễn ra thường xuyên, đặc biệt là sau những cuộc đánh bom tự sát của các lực lượng Ả Rập. Những chiến dịch quân sự đánh vào Lebanon, hay ở bờ tây sông Jordan, dải Gaza, v.v. càng làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Bất chấp sự phát triển của công nghệ và kinh tế, người ta thấy rằng các mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan kết hợp với lực lượng tôn giáo chính thống ở Israel đang dần lớn mạnh.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/israel-va-cac-van-de-cua-luat-hien-phap-hien-dai-ky-3-su-suy-vong-dan-chu-o-israel/
Luật Khoa tạp chí
Israel và các vấn đề của luật hiến pháp hiện đại - Kỳ 3: Sự suy vong dân chủ ở Israel
Tối cao Pháp viện rơi vào tình huống trớ trêu và căng thẳng dấy lên...
Bạn có biết chỉ hai tháng sau khi đổ bộ vào Việt Nam, có hàng trăm lính Mỹ bị thương, 65% trong số đó đã dính bẫy thô sơ, bãi mìn của Việt Cộng. Những loại bẫy này ít nhiều làm lung lay tinh thần của lính Mỹ.
Việc thu nhặt xác chết của đồng đội có thể khiến lính Mỹ phải bỏ mạng vì một quả lựu đạn được Việt Cộng cài sẵn dưới cái xác. Việc tự tiện rút một lá cờ của Việt Cộng sẽ khiến bạn mất mạng do bên dưới đã cài sẵn một quả mìn. Một cục đất trông có vẻ bình thường nhưng lỡ dại mà đá trúng thì vô tình kích hoạt một quả lựu đạn khác.
Lính Mỹ hay lính Việt Nam Cộng hòa được cảnh báo không tự tiện lấy các vật dụng để làm “kỷ niệm” vì có thể chúng đã được gài bẫy sát thương. Dù trời mưa cũng không được tự tiện vào nhà người dân để trú vì lựu đạn có thể được cài ở khắp nơi trong nhà.
Đó là một số thông tin, tư liệu quý giá được vẽ minh họa trong những chương sách của cuốn “ベトナム戦争図解” (Việt Nam chiến tranh đồ giải - Giải thích Chiến tranh Việt Nam bằng đồ họa) do họa sĩ chuyên vẽ minh họa quân sự người Nhật Shin Ueda thực hiện, xuất bản năm 2019.
Đây cũng là tác phẩm mà mục “Đọc sách cùng Đoan Trang” tuần này giới thiệu đến các bạn. Trong cuốn sách, những hình vẽ tay chi tiết về vũ khí, các trận đánh, cách đánh trận, quân phục của lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng hòa, Việt Cộng, quân đội Bắc Việt sẽ đưa bạn đến gần hơn với cuộc chiến khốc liệt. Đây là cách tiếp cận hấp dẫn để hiểu về cuộc nội chiến của đất nước không chỉ đối với học sinh mà còn đối với người lớn.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/goc-tiep-can-moi-ve-chien-tranh-viet-nam-qua-net-ve-cua-hoa-si-nhat/
Việc thu nhặt xác chết của đồng đội có thể khiến lính Mỹ phải bỏ mạng vì một quả lựu đạn được Việt Cộng cài sẵn dưới cái xác. Việc tự tiện rút một lá cờ của Việt Cộng sẽ khiến bạn mất mạng do bên dưới đã cài sẵn một quả mìn. Một cục đất trông có vẻ bình thường nhưng lỡ dại mà đá trúng thì vô tình kích hoạt một quả lựu đạn khác.
Lính Mỹ hay lính Việt Nam Cộng hòa được cảnh báo không tự tiện lấy các vật dụng để làm “kỷ niệm” vì có thể chúng đã được gài bẫy sát thương. Dù trời mưa cũng không được tự tiện vào nhà người dân để trú vì lựu đạn có thể được cài ở khắp nơi trong nhà.
Đó là một số thông tin, tư liệu quý giá được vẽ minh họa trong những chương sách của cuốn “ベトナム戦争図解” (Việt Nam chiến tranh đồ giải - Giải thích Chiến tranh Việt Nam bằng đồ họa) do họa sĩ chuyên vẽ minh họa quân sự người Nhật Shin Ueda thực hiện, xuất bản năm 2019.
Đây cũng là tác phẩm mà mục “Đọc sách cùng Đoan Trang” tuần này giới thiệu đến các bạn. Trong cuốn sách, những hình vẽ tay chi tiết về vũ khí, các trận đánh, cách đánh trận, quân phục của lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng hòa, Việt Cộng, quân đội Bắc Việt sẽ đưa bạn đến gần hơn với cuộc chiến khốc liệt. Đây là cách tiếp cận hấp dẫn để hiểu về cuộc nội chiến của đất nước không chỉ đối với học sinh mà còn đối với người lớn.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/goc-tiep-can-moi-ve-chien-tranh-viet-nam-qua-net-ve-cua-hoa-si-nhat/
Luật Khoa tạp chí
Góc tiếp cận mới về Chiến tranh Việt Nam qua nét vẽ của họa sĩ Nhật
Cách chiến tranh vận hành cũng là một phần của lịch sử.
Ngày 19/3/2023, chính quyền xã Čư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã cho người đến bao vây, đe dọa, đập phá cổng rào của một gia đình theo Hội thánh Tin Lành Đấng Christ.
Trang Người Thượng Vì Công Lý thông tin ngôi nhà này là của gia đình ông Y'Wang Êban (hay còn gọi là Ama Y'Pôl), một thành viên của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ.
Thời gian gần đây, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã gia tăng đàn áp lên các thành viên của hội thánh này. Chính quyền xem các hoạt động của nhóm này là lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống nhà nước. Mặc dù các thành viên hội thánh cho rằng họ chỉ sinh hoạt tôn giáo đơn thuần.
Những người này thường đối diện với nhiều hoạt động đàn áp khác nhau của chính quyền như bị tấn công, đe dọa, ngăn cản sinh hoạt tôn giáo, bị bắt giữ, thẩm vấn, v.v.
Tình trạng đàn áp tín đồ tôn giáo ở Tây Nguyên đang ngày càng nặng nề, gây ra không khí căng thẳng, có thể dễ dàng dẫn đến các xung đột lớn.
⬇️ Bản tin Tôn giáo tháng 3/2023 còn có các thông tin khác:
📌 [Bàn tay chính quyền]
- Sắp kiểm tra toàn quốc về quản lý tiền công đức
- Tỉnh Kon Tum: Linh mục chánh xứ bị ngăn cản khi đang dâng lễ
📌 [Tôn giáo mới]
- Tỉnh Quảng Nam: Ngăn cản, tịch thu đồ dùng của các tín đồ Hội thánh Đức Chúa Trời
- Tỉnh Cao Bằng: Không còn hộ dân theo đạo Dương Văn Mình ở huyện Hà Quảng
- Không còn ai theo đạo Dương Văn Mình ở các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/ton-giao-thang-3-2023-chinh-quyen-dap-pha-cua-nha-mot-tin-do-tin-lanh-chuan-bi-kiem-tra-toan-quoc-ve-tien-cong-duc-2/
Trang Người Thượng Vì Công Lý thông tin ngôi nhà này là của gia đình ông Y'Wang Êban (hay còn gọi là Ama Y'Pôl), một thành viên của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ.
Thời gian gần đây, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã gia tăng đàn áp lên các thành viên của hội thánh này. Chính quyền xem các hoạt động của nhóm này là lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống nhà nước. Mặc dù các thành viên hội thánh cho rằng họ chỉ sinh hoạt tôn giáo đơn thuần.
Những người này thường đối diện với nhiều hoạt động đàn áp khác nhau của chính quyền như bị tấn công, đe dọa, ngăn cản sinh hoạt tôn giáo, bị bắt giữ, thẩm vấn, v.v.
Tình trạng đàn áp tín đồ tôn giáo ở Tây Nguyên đang ngày càng nặng nề, gây ra không khí căng thẳng, có thể dễ dàng dẫn đến các xung đột lớn.
⬇️ Bản tin Tôn giáo tháng 3/2023 còn có các thông tin khác:
📌 [Bàn tay chính quyền]
- Sắp kiểm tra toàn quốc về quản lý tiền công đức
- Tỉnh Kon Tum: Linh mục chánh xứ bị ngăn cản khi đang dâng lễ
📌 [Tôn giáo mới]
- Tỉnh Quảng Nam: Ngăn cản, tịch thu đồ dùng của các tín đồ Hội thánh Đức Chúa Trời
- Tỉnh Cao Bằng: Không còn hộ dân theo đạo Dương Văn Mình ở huyện Hà Quảng
- Không còn ai theo đạo Dương Văn Mình ở các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/ton-giao-thang-3-2023-chinh-quyen-dap-pha-cua-nha-mot-tin-do-tin-lanh-chuan-bi-kiem-tra-toan-quoc-ve-tien-cong-duc-2/
Luật Khoa tạp chí
Tôn giáo tháng 3/2023: Chính quyền đập phá cửa nhà một tín đồ Tin Lành, chuẩn bị kiểm tra toàn quốc về tiền công đức
Chính quyền ngày càng đàn áp mạnh tay và can thiệp thô bạo hơn.
Ai từng dành thời gian quan sát phong trào dân quyền, dân chủ tại Việt Nam hai mươi năm trở lại đây cũng có thể thấy một tương lai ảm đạm, khi về cơ bản, đã không còn nhiều người đủ dũng khí tham gia phong trào này nữa.
Những cái tên có danh tiếng trong giới hoạt động dân sự chính thống nhà nước, giới NGO (tổ chức phi chính phủ), giới luật gia, v.v. đều rơi vào vòng lao lý.
Giai đoạn 2020 - 2021, các luật sư nhân quyền như Trần Vũ Hải và Võ An Đôn bị công kích bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ông Trần Vũ Hải thì bị buộc tội trốn thuế và sau đó bị thu hồi thẻ hành nghề luật sư. Ông Võ An Đôn lại bị thu hồi thẻ vì các cáo buộc “đạo đức”.
Hai năm trở lại đây, những cái tên quen thuộc trong giới NGO, báo chí nhà nước như Đặng Đình Bách, Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Hoài Nam, nhóm “Báo sạch”, Mai Phan Lợi, v.v. cũng đều trở thành đối tượng bị tù đày.
Hiện giờ, các nhóm thật sự còn đang hoạt động vì phong trào dân quyền, dân chủ thì buộc phải sống trong điều kiện lưu vong. Giới quan sát cho rằng sự đối lập chính trị đúng nghĩa đối với Đảng Cộng sản ở Việt Nam gần như hoàn toàn bị loại trừ. Các cuộc thảo luận về dân chủ, cải cách hiến pháp, mở rộng quyền dân sự, v.v. từ đó cũng biến mất. Hầu hết các thảo luận chính trị hiện tại nếu có đều cố gắng tự giới hạn mình trong một không gian nhất định (về chính sách công, về quyền của người đồng tính, v.v.).
Nhưng liệu đây có phải là một kết thúc cuối cùng? Và chúng ta có thể kỳ vọng gì ở một tương lai dân chủ hơn, tự do hơn tại Việt Nam hay không?
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/phong-trao-dan-chu-thuc-su-thoai-trao-hay-chi-la-mot-thu-nghiem-lich-su-dang-tiep-dien/
Những cái tên có danh tiếng trong giới hoạt động dân sự chính thống nhà nước, giới NGO (tổ chức phi chính phủ), giới luật gia, v.v. đều rơi vào vòng lao lý.
Giai đoạn 2020 - 2021, các luật sư nhân quyền như Trần Vũ Hải và Võ An Đôn bị công kích bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ông Trần Vũ Hải thì bị buộc tội trốn thuế và sau đó bị thu hồi thẻ hành nghề luật sư. Ông Võ An Đôn lại bị thu hồi thẻ vì các cáo buộc “đạo đức”.
Hai năm trở lại đây, những cái tên quen thuộc trong giới NGO, báo chí nhà nước như Đặng Đình Bách, Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Hoài Nam, nhóm “Báo sạch”, Mai Phan Lợi, v.v. cũng đều trở thành đối tượng bị tù đày.
Hiện giờ, các nhóm thật sự còn đang hoạt động vì phong trào dân quyền, dân chủ thì buộc phải sống trong điều kiện lưu vong. Giới quan sát cho rằng sự đối lập chính trị đúng nghĩa đối với Đảng Cộng sản ở Việt Nam gần như hoàn toàn bị loại trừ. Các cuộc thảo luận về dân chủ, cải cách hiến pháp, mở rộng quyền dân sự, v.v. từ đó cũng biến mất. Hầu hết các thảo luận chính trị hiện tại nếu có đều cố gắng tự giới hạn mình trong một không gian nhất định (về chính sách công, về quyền của người đồng tính, v.v.).
Nhưng liệu đây có phải là một kết thúc cuối cùng? Và chúng ta có thể kỳ vọng gì ở một tương lai dân chủ hơn, tự do hơn tại Việt Nam hay không?
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/phong-trao-dan-chu-thuc-su-thoai-trao-hay-chi-la-mot-thu-nghiem-lich-su-dang-tiep-dien/
Luật Khoa tạp chí
Phong trào dân chủ thực sự suy thoái hay chỉ là một thử nghiệm lịch sử đang tiếp diễn?
Khó khăn trước mắt của nền dân chủ không phải là kết thúc của tương lai dân chủ.
Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984) đã khá quen thuộc với độc giả trong thời gian gần đây. Ông lớn lên ở miền Bắc Việt Nam, sinh ra trong một gia đình Nho học, trưởng thành dưới hệ thống giáo dục Đông Dương thuộc Pháp, rồi định cư ở miền Nam đến lúc qua đời. Ông là một trí thức miệt mài và bền bỉ với văn hóa. Đầu những năm 1950, Nguyễn Hiến Lê thôi dạy học tại vùng tản cư, chính thức lên Sài Gòn để trọn đời theo văn nghiệp.
Dù là dưới chế độ Sài Gòn hay chế độ cộng sản, dù là lúc thanh bình tạm thời hay lúc binh lửa nguy nan, học giả Nguyễn Hiến Lê cũng để lại những trước tác đồ sộ và đặc sắc, trải dài trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, cảo luận, dịch thuật, triết học, văn học, sử học, v.v. Hai năm trước khi lìa trần, ông vẫn không thôi sáng tác.
Tác phẩm “Sử Trung Quốc” (3 cuốn) hoàn thành năm 1982 được đánh giá là công trình công phu cuối đời của học giả, bao quát toàn cảnh lịch sử chính trị, tư tưởng và xã hội Trung Quốc từ khởi thủy đến hiện đại. Nguyễn Hiến Lê không lặp lại lề lối phân kỳ lịch sử của các nhà sử học phương Tây. Ông chia lịch sử Trung Quốc thành ba giai đoạn: (1) từ thời nguyên thủy tới phong kiến, (2) từ thời quân chủ khởi đầu bởi nhà Hán đến Cách mạng Tân Hợi (1911), (3) thời dân chủ từ Cách mạng Tân Hợi đến thời đảng trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đây là tựa sách mà mục “Đọc sách cùng Đoan Trang” tuần này giới thiệu đến độc giả. Tác phẩm đồ sộ, khoảng 1.000 trang in, nhưng bút lực dồi dào, thông tin chừng mực. Đó là lợi thế của học giả chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng phương Đông, biết khiêm nhường và thủ đạo tri túc (biết đủ). Tác giả không cố công ôm đồm chữ nghĩa, khoe mẽ ý tứ và nhồi nhét sử liệu để làm rạng danh “tập đại thành” cuối đời.
Càng về cuối đời, ông càng ung dung tự tại. Ông chỉ đóng vai một lữ khách phương xa, hữu ý lướt qua đôi dòng thế sự dằng dặc, nơi phơi bày sự hưng phế của các tập đoàn chính trị. Đôi chỗ, độc giả tinh ý sẽ nhận ra lối văn sử mang hơi hướng Mao Tôn Cương bình Tam quốc diễn nghĩa. Do đó, những chuyện Tề Hoàn Công xưng bá, Vương An Thạch biến pháp, Tống vong tam kiệt, Tưởng Giới Thạch Bắc phạt, v.v. nghe có vẻ tuy xa mà gần.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/lich-su-trung-quoc-qua-goc-nhin-ve-le-thinh-suy-cua-vuong-quyen/
Dù là dưới chế độ Sài Gòn hay chế độ cộng sản, dù là lúc thanh bình tạm thời hay lúc binh lửa nguy nan, học giả Nguyễn Hiến Lê cũng để lại những trước tác đồ sộ và đặc sắc, trải dài trên nhiều lĩnh vực: giáo dục, cảo luận, dịch thuật, triết học, văn học, sử học, v.v. Hai năm trước khi lìa trần, ông vẫn không thôi sáng tác.
Tác phẩm “Sử Trung Quốc” (3 cuốn) hoàn thành năm 1982 được đánh giá là công trình công phu cuối đời của học giả, bao quát toàn cảnh lịch sử chính trị, tư tưởng và xã hội Trung Quốc từ khởi thủy đến hiện đại. Nguyễn Hiến Lê không lặp lại lề lối phân kỳ lịch sử của các nhà sử học phương Tây. Ông chia lịch sử Trung Quốc thành ba giai đoạn: (1) từ thời nguyên thủy tới phong kiến, (2) từ thời quân chủ khởi đầu bởi nhà Hán đến Cách mạng Tân Hợi (1911), (3) thời dân chủ từ Cách mạng Tân Hợi đến thời đảng trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đây là tựa sách mà mục “Đọc sách cùng Đoan Trang” tuần này giới thiệu đến độc giả. Tác phẩm đồ sộ, khoảng 1.000 trang in, nhưng bút lực dồi dào, thông tin chừng mực. Đó là lợi thế của học giả chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng phương Đông, biết khiêm nhường và thủ đạo tri túc (biết đủ). Tác giả không cố công ôm đồm chữ nghĩa, khoe mẽ ý tứ và nhồi nhét sử liệu để làm rạng danh “tập đại thành” cuối đời.
Càng về cuối đời, ông càng ung dung tự tại. Ông chỉ đóng vai một lữ khách phương xa, hữu ý lướt qua đôi dòng thế sự dằng dặc, nơi phơi bày sự hưng phế của các tập đoàn chính trị. Đôi chỗ, độc giả tinh ý sẽ nhận ra lối văn sử mang hơi hướng Mao Tôn Cương bình Tam quốc diễn nghĩa. Do đó, những chuyện Tề Hoàn Công xưng bá, Vương An Thạch biến pháp, Tống vong tam kiệt, Tưởng Giới Thạch Bắc phạt, v.v. nghe có vẻ tuy xa mà gần.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/lich-su-trung-quoc-qua-goc-nhin-ve-le-thinh-suy-cua-vuong-quyen/
Luật Khoa tạp chí
Lịch sử Trung Quốc qua góc nhìn về lẽ hưng - suy của các vương triều
Một lối diễn sử chân phương và độc đáo.
Hàng năm, đến dịp kỷ niệm 30/4/1975, tôi thường được theo dõi các cuộc tranh luận nảy lửa của người Việt Nam thuộc cả hai bên thắng cuộc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và bên thua cuộc (Việt Nam Cộng hòa) về bản chất của các vấn đề xung quanh cuộc chiến năm 1975.
Việc sử dụng thuật ngữ “bên thắng cuộc”, “bên thua cuộc” chỉ để dễ dàng phân chia hai phe trong cuộc chiến, chứ thực sự người viết nghĩ rằng khi chiến tranh diễn ra, cả hai bên đều là những người thua cuộc. Mẹ Việt Nam luôn cảm thấy buồn khi những đứa con của mình đánh nhau và bị chết trong chiến tranh.
Trong cuộc tranh luận về Chiến tranh Việt Nam năm 1975, vì cả hai bên đều có niềm tin rằng hành động của bên mình là đúng còn của đối phương là sai, nên khi đối mặt nhau trong một cuộc tranh luận có liên quan đến cuộc chiến này, cả hai bên đều cố gắng bảo vệ sự chính nghĩa của phe mình và cho rằng phi nghĩa thuộc về phe bên kia.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/khi-tan-chinh-chien-nguoi-viet-nam-nao-cung-chung-mot-noi-dau/
Việc sử dụng thuật ngữ “bên thắng cuộc”, “bên thua cuộc” chỉ để dễ dàng phân chia hai phe trong cuộc chiến, chứ thực sự người viết nghĩ rằng khi chiến tranh diễn ra, cả hai bên đều là những người thua cuộc. Mẹ Việt Nam luôn cảm thấy buồn khi những đứa con của mình đánh nhau và bị chết trong chiến tranh.
Trong cuộc tranh luận về Chiến tranh Việt Nam năm 1975, vì cả hai bên đều có niềm tin rằng hành động của bên mình là đúng còn của đối phương là sai, nên khi đối mặt nhau trong một cuộc tranh luận có liên quan đến cuộc chiến này, cả hai bên đều cố gắng bảo vệ sự chính nghĩa của phe mình và cho rằng phi nghĩa thuộc về phe bên kia.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/khi-tan-chinh-chien-nguoi-viet-nam-nao-cung-chung-mot-noi-dau/
Luật Khoa tạp chí
Khi tàn chinh chiến, người Việt Nam nào cũng chung một nỗi đau
Không có bên thua cuộc hay bên thắng cuộc.
Kang, một nhân viên an toàn môi trường làm việc cho Samsung, đã đến Việt Nam thăm nhà máy của tập đoàn tại Bắc Ninh vào năm 2012. Thời điểm này, nhà máy có 16.000 công nhân chuyên lắp ráp các thiết bị điện tử công nghệ cao, sản xuất ra hàng trăm triệu điện thoại thông minh mỗi năm.
Kang đang đi thăm nhà máy định kỳ thế nhưng khi ông bước vào khu vực phun sơn vỏ điện thoại, mùi hăng xộc thẳng vào mũi. Kang kể với Rest of World rằng ông nhìn thấy xung quanh có rất nhiều công nhân vừa đi vừa bịt mũi.
Khi điều tra thêm, Kang nhận ra nhà máy không hề có bể xử lý nước thải sản xuất. Thay vào đó, số nước này đã được xả trực tiếp vào ống dẫn nước mưa rồi chảy ra con sông gần đấy. Biết là vấn đề nghiêm trọng, Kang quay trở về Hàn Quốc và viết báo cáo gửi lên cấp trên.
Ông trở lại Bắc Ninh hai lần nữa vào năm 2013 và năm 2016 để tiếp tục vận động cải tiến nhà máy. Tuy nhiên, môi trường làm việc vẫn không thay đổi.
Những khiếu nại về điều kiện lao động của Samsung Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Năm 2016, một nữ công nhân 22 tuổi tại nhà máy Samsung Thái Nguyên đột tử. Một khảo sát năm 2017 được thực hiện với 45 công nhân Bắc Ninh và Thái Nguyên cho thấy họ thường xuyên bị ngất xỉu, tổn thương thị lực, chảy máu cam, thậm chí sảy thai.
Đầu năm 2023, 37 công nhân công ty HSTECH Vina, nhà cung cấp cấp hai của Samsung Bắc Ninh, được chẩn đoán ngộ độc methanol. Một phụ nữ 42 tuổi đã tử vong, hai thiếu niên 16 và 17 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch với tổn thương nặng ở mắt và não.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/samsung-viet-nam-bi-cao-buoc-co-y-de-cong-nhan-tiep-xuc-voi-hoa-chat-doc-hai/
Kang đang đi thăm nhà máy định kỳ thế nhưng khi ông bước vào khu vực phun sơn vỏ điện thoại, mùi hăng xộc thẳng vào mũi. Kang kể với Rest of World rằng ông nhìn thấy xung quanh có rất nhiều công nhân vừa đi vừa bịt mũi.
Khi điều tra thêm, Kang nhận ra nhà máy không hề có bể xử lý nước thải sản xuất. Thay vào đó, số nước này đã được xả trực tiếp vào ống dẫn nước mưa rồi chảy ra con sông gần đấy. Biết là vấn đề nghiêm trọng, Kang quay trở về Hàn Quốc và viết báo cáo gửi lên cấp trên.
Ông trở lại Bắc Ninh hai lần nữa vào năm 2013 và năm 2016 để tiếp tục vận động cải tiến nhà máy. Tuy nhiên, môi trường làm việc vẫn không thay đổi.
Những khiếu nại về điều kiện lao động của Samsung Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Năm 2016, một nữ công nhân 22 tuổi tại nhà máy Samsung Thái Nguyên đột tử. Một khảo sát năm 2017 được thực hiện với 45 công nhân Bắc Ninh và Thái Nguyên cho thấy họ thường xuyên bị ngất xỉu, tổn thương thị lực, chảy máu cam, thậm chí sảy thai.
Đầu năm 2023, 37 công nhân công ty HSTECH Vina, nhà cung cấp cấp hai của Samsung Bắc Ninh, được chẩn đoán ngộ độc methanol. Một phụ nữ 42 tuổi đã tử vong, hai thiếu niên 16 và 17 tuổi đang trong tình trạng nguy kịch với tổn thương nặng ở mắt và não.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/04/samsung-viet-nam-bi-cao-buoc-co-y-de-cong-nhan-tiep-xuc-voi-hoa-chat-doc-hai/
Luật Khoa tạp chí
Samsung Việt Nam bị cáo buộc cố ý để công nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại
Một nhân viên cũ còn tố cáo Samsung Việt Nam đổ hóa chất xuống đường dẫn nước.
Luật Khoa - Official pinned «Kang, một nhân viên an toàn môi trường làm việc cho Samsung, đã đến Việt Nam thăm nhà máy của tập đoàn tại Bắc Ninh vào năm 2012. Thời điểm này, nhà máy có 16.000 công nhân chuyên lắp ráp các thiết bị điện tử công nghệ cao, sản xuất ra hàng trăm triệu điện…»
Có thể bạn chưa biết, miền Nam từng có nền xuất bản rất rực rỡ.
Năm 1974, miền Nam có hơn 700 nhà in với 20 cơ sở có khả năng in một triệu cuốn sách mỗi năm. Các nhà in này đã in hơn 86 triệu cuốn sách của miền Nam, trung bình mỗi năm xuất bản khoảng 4,5 triệu cuốn sách.
Nhưng ngay sau khi tiếp quản miền Nam, chính quyền quân quản đã ra chỉ thị cấm lưu hành và tàng trữ tất cả sách báo trước ngày 30/4/1975.
Năm 1977, một cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh khoe với báo chí quốc tế rằng khoảng 700 tấn sách của miền Nam đã bị tịch thu và nghiền nát sau hai năm “giải phóng”.
Một số hành động hấp tấp trên quy mô lớn để lại di chứng đời đời. Trong đó, sự kiện đốt sách đã mở đầu chiến dịch hủy diệt ngành xuất bản tư nhân đang phát triển ở miền Nam với kỹ thuật xuất bản hiện đại.
Đau khổ hơn là những người cầm bút cũng có chung số phận với những cuốn sách. Việc bị cấm sáng tác, xuất bản sách đã sớm đẩy các tác giả vào hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn.
Không chỉ vậy, những văn nghệ sĩ là quân nhân thường phải chịu những bản án tù rất nặng nề. Sau khi ra tù, những nhà văn, nhà thơ dù thuộc hay không thuộc quân đội đều không được phép sáng tác. Nếu muốn sống ở quê hương, cuộc sống của họ phải cắt đứt vĩnh viễn khỏi văn chương. Hầu hết các văn nghệ sĩ sau khi được trả tự do đã ra nước ngoài tị nạn.
Tại sao lại có chuyện như vậy? Điều này đã để lại những hậu quả to lớn nào?
👉 Mời bạn đọc bài viết của tác giả Nguyễn Hạnh tại đây: https://luatkhoa.com/2023/04/triet-tieu-van-hoa-mien-nam-sau-nam-1975-dot-sach-cam-tu-tri-thuc-doc-chiem-xuat-ban/
Năm 1974, miền Nam có hơn 700 nhà in với 20 cơ sở có khả năng in một triệu cuốn sách mỗi năm. Các nhà in này đã in hơn 86 triệu cuốn sách của miền Nam, trung bình mỗi năm xuất bản khoảng 4,5 triệu cuốn sách.
Nhưng ngay sau khi tiếp quản miền Nam, chính quyền quân quản đã ra chỉ thị cấm lưu hành và tàng trữ tất cả sách báo trước ngày 30/4/1975.
Năm 1977, một cán bộ tại TP. Hồ Chí Minh khoe với báo chí quốc tế rằng khoảng 700 tấn sách của miền Nam đã bị tịch thu và nghiền nát sau hai năm “giải phóng”.
Một số hành động hấp tấp trên quy mô lớn để lại di chứng đời đời. Trong đó, sự kiện đốt sách đã mở đầu chiến dịch hủy diệt ngành xuất bản tư nhân đang phát triển ở miền Nam với kỹ thuật xuất bản hiện đại.
Đau khổ hơn là những người cầm bút cũng có chung số phận với những cuốn sách. Việc bị cấm sáng tác, xuất bản sách đã sớm đẩy các tác giả vào hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn.
Không chỉ vậy, những văn nghệ sĩ là quân nhân thường phải chịu những bản án tù rất nặng nề. Sau khi ra tù, những nhà văn, nhà thơ dù thuộc hay không thuộc quân đội đều không được phép sáng tác. Nếu muốn sống ở quê hương, cuộc sống của họ phải cắt đứt vĩnh viễn khỏi văn chương. Hầu hết các văn nghệ sĩ sau khi được trả tự do đã ra nước ngoài tị nạn.
Tại sao lại có chuyện như vậy? Điều này đã để lại những hậu quả to lớn nào?
👉 Mời bạn đọc bài viết của tác giả Nguyễn Hạnh tại đây: https://luatkhoa.com/2023/04/triet-tieu-van-hoa-mien-nam-sau-nam-1975-dot-sach-cam-tu-tri-thuc-doc-chiem-xuat-ban/
Luật Khoa tạp chí
Triệt tiêu văn hóa miền Nam sau năm 1975: Đốt sách, cầm tù trí thức, độc chiếm xuất bản
Tại TP. Hồ Chí Minh, không xa dinh Độc Lập, ngay cạnh nhà thờ Đức Bà, bên trong đường sách
Việt Nam Cộng hòa với thời gian tồn tại chỉ hai thập niên, nếu xét theo chiều dài lịch sử của dân tộc thì rõ ràng thực thể này chỉ là một chớp mắt. Tuy vậy, trong một thoáng xuất hiện rồi biến mất, chính thể này để lại nhiều cái đầu tiên cho Việt Nam mà sự ảnh hưởng và di sản tới ngày nay là không thể chối cãi.
Trong khoảng 20 năm, người dân miền Nam đã có cơ hội trải nghiệm một nền dân chủ và pháp trị thực thụ, tuy ngắn ngủi nhưng để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Những giá trị tiến bộ của đời sống dân chủ ở miền Nam được thể hiện trong sự trải nghiệm của các tầng lớp nhân dân, của xã hội dân sự, và ở không gian học thuật đa dạng, v.v.
Sau 30/4/1975, người dân miền Nam mất đi chính quyền của mình, và ngụp lặn trong những con sóng lớn của sự thù hằn, nghi ngờ mà phe chiến thắng mang đến. Nó đã phá hoại và làm sụp đổ gần như tất cả những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Nam.
Trong khi đó, miền Bắc thì vừa trải qua thời kỳ dốc toàn bộ nguồn lực về con người và của cải để theo đuổi cuộc chiến chống Mỹ, làm sụp đổ chính quyền miền Nam. Trong 20 năm tương tàn, xã hội miền Bắc cũng kiệt quệ.
Đất nước được tiếng là thống nhất nhưng nhiều người từ Bắc tới Nam ồ ạt đi vượt biên, bỏ mạng ngoài biển khơi.
Luật Khoa trong những năm qua đã viết nhiều bài về chính thể Việt Nam Cộng hòa và những gì xảy ra sau ngày 30/4/1975. Cách chúng tôi tiếp cận với vấn đề Việt Nam Cộng hòa, cũng như với mọi vấn đề khác, là đa chiều, đa quan điểm, không vì điều gì mà tự kiểm duyệt nội dung.
Luật Khoa xin giới thiệu các bài viết quan trọng mà chúng tôi đã viết về vấn đề này để độc giả tham khảo tại đường link sau đây: https://www.luatkhoa.com/2023/04/viet-nam-cong-hoa-va-mien-nam-sau-nam-1975/
Trong khoảng 20 năm, người dân miền Nam đã có cơ hội trải nghiệm một nền dân chủ và pháp trị thực thụ, tuy ngắn ngủi nhưng để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Những giá trị tiến bộ của đời sống dân chủ ở miền Nam được thể hiện trong sự trải nghiệm của các tầng lớp nhân dân, của xã hội dân sự, và ở không gian học thuật đa dạng, v.v.
Sau 30/4/1975, người dân miền Nam mất đi chính quyền của mình, và ngụp lặn trong những con sóng lớn của sự thù hằn, nghi ngờ mà phe chiến thắng mang đến. Nó đã phá hoại và làm sụp đổ gần như tất cả những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Nam.
Trong khi đó, miền Bắc thì vừa trải qua thời kỳ dốc toàn bộ nguồn lực về con người và của cải để theo đuổi cuộc chiến chống Mỹ, làm sụp đổ chính quyền miền Nam. Trong 20 năm tương tàn, xã hội miền Bắc cũng kiệt quệ.
Đất nước được tiếng là thống nhất nhưng nhiều người từ Bắc tới Nam ồ ạt đi vượt biên, bỏ mạng ngoài biển khơi.
Luật Khoa trong những năm qua đã viết nhiều bài về chính thể Việt Nam Cộng hòa và những gì xảy ra sau ngày 30/4/1975. Cách chúng tôi tiếp cận với vấn đề Việt Nam Cộng hòa, cũng như với mọi vấn đề khác, là đa chiều, đa quan điểm, không vì điều gì mà tự kiểm duyệt nội dung.
Luật Khoa xin giới thiệu các bài viết quan trọng mà chúng tôi đã viết về vấn đề này để độc giả tham khảo tại đường link sau đây: https://www.luatkhoa.com/2023/04/viet-nam-cong-hoa-va-mien-nam-sau-nam-1975/
Luật Khoa tạp chí
Việt Nam Cộng hòa và miền Nam sau năm 1975: Luật Khoa đã viết những gì
Các bài viết quan trọng về Việt Nam Cộng hòa và miền Nam Việt Nam sau năm 1975 mà Luật Khoa đã từng viết.
Đạo Cao Đài là tôn giáo bản địa, dung hợp nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn trong thần học của mình như Cơ Đốc giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.
Những xung đột liên hồi làm rung chuyển hệ thống thần học ủng hộ hòa bình và các giá trị về “tình huynh đệ phổ quát” của đạo Cao Đài.
Trong giai đoạn 1940 - 1965, các nhà lãnh đạo Cao Đài đã phải đưa ra nhiều lựa chọn quan trọng liên quan đến vấn đề đấu tranh vũ trang, hợp tác chiến lược, lựa chọn đồng minh và cả về phương diện ngoại giao. Vậy họ đã lựa chọn như thế nào?
Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu nghiên cứu “Caodaism in Times of War: Spirits of Struggle and Struggle of Spirits” (tạm dịch Đạo Cao Đài thời chiến: Tinh thần tranh đấu và Đấu tranh cho tinh thần) của tác giả Jérémy Jammes, được đăng tải trên Journal of Social Issues in Southeast Asia (Tạp chí Các vấn đề xã hội ở Đông Nam Á).
Trong nghiên cứu của mình, tác giả giải quyết các câu hỏi về sự tác động của những xung đột vũ trang đến các nhà lãnh đạo đạo Cao Đài, các công cụ quyền lực mà họ sử dụng để đối phó với bạo loạn trong thời chiến, chiến lược chính trị và nỗ lực của họ trong việc hạn chế những nguy cơ về an ninh, cùng kế hoạch thống nhất dân tộc của mình.
👉 Đọc tiếp bài viết tại đây: https://www.luatkhoa.com/2023/04/dao-cao-dai-va-nhung-chuyen-bien-phuc-tap-trong-chien-tranh-dong-duong/
Những xung đột liên hồi làm rung chuyển hệ thống thần học ủng hộ hòa bình và các giá trị về “tình huynh đệ phổ quát” của đạo Cao Đài.
Trong giai đoạn 1940 - 1965, các nhà lãnh đạo Cao Đài đã phải đưa ra nhiều lựa chọn quan trọng liên quan đến vấn đề đấu tranh vũ trang, hợp tác chiến lược, lựa chọn đồng minh và cả về phương diện ngoại giao. Vậy họ đã lựa chọn như thế nào?
Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu nghiên cứu “Caodaism in Times of War: Spirits of Struggle and Struggle of Spirits” (tạm dịch Đạo Cao Đài thời chiến: Tinh thần tranh đấu và Đấu tranh cho tinh thần) của tác giả Jérémy Jammes, được đăng tải trên Journal of Social Issues in Southeast Asia (Tạp chí Các vấn đề xã hội ở Đông Nam Á).
Trong nghiên cứu của mình, tác giả giải quyết các câu hỏi về sự tác động của những xung đột vũ trang đến các nhà lãnh đạo đạo Cao Đài, các công cụ quyền lực mà họ sử dụng để đối phó với bạo loạn trong thời chiến, chiến lược chính trị và nỗ lực của họ trong việc hạn chế những nguy cơ về an ninh, cùng kế hoạch thống nhất dân tộc của mình.
👉 Đọc tiếp bài viết tại đây: https://www.luatkhoa.com/2023/04/dao-cao-dai-va-nhung-chuyen-bien-phuc-tap-trong-chien-tranh-dong-duong/
Luật Khoa tạp chí
Đạo Cao Đài và những chuyển biến phức tạp trong chiến tranh Đông Dương
Mối quan hệ trắc trở với Pháp, Nhật, cộng sản và chính quyền Ngô Đình Diệm.
Nếu xét theo chiều dài lịch sử Việt Nam, và cân nhắc sự tồn tại của các chính thể hiện đại Việt Nam thì Việt Nam Cộng hòa là một chính thể có lịch sử quá non trẻ. Thậm chí, quá trình tồn tại chỉ kéo dài khoảng 20 năm nhưng sự tồn tại cũng không hề trọn vẹn.
Tổng thống Ngô Đình Diệm mới vừa xây dựng nền Đệ nhất cộng hòa và nắm quyền vừa tròn tám năm, từ tháng 10 năm 1955 đến tháng 11 năm 1963, thì xảy ra đảo chính.
Khoảng thời gian từ cuối năm 1963 cho đến năm 1967 là quá trình tranh giành quyền lực của giới tướng lĩnh quân sự và các cuộc đảo chính lật đổ lẫn nhau không để lại được dấu ấn gì đẹp đẽ.
Từ năm 1967 đến năm 1975 (cũng đúng tám năm), thành tựu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có thể được ghi nhận ở một số lĩnh vực, đặc biệt là câu chuyện hoàn thành chương trình Người cày có ruộng và ổn định phần nào trật tự chính trị vĩ mô của miền Nam Việt Nam trước nhiều chiến dịch quân sự rộng khắp của phe Việt Cộng lẫn chính quyền Bắc Việt. Tuy nhiên, ông cũng không thành công trong việc củng cố nội bộ và thống nhất nhân tâm.
Suốt hai mươi năm tồn tại ngắn ngủi, Việt Nam Cộng hòa là chuỗi nối dài của những xung đột, biểu tình, bê bối và bạo loạn, bởi tác động của cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Nói chính thể này là một chính thể sống thoi thóp, không phải là nói quá.
Vậy thì người viết (và những tác giả khác) còn viết về Việt Nam Cộng hòa làm gì, khi mà thời gian nó tồn tại (20 năm) còn không dài bằng thời gian nó đã chết (48 năm)?
Liệu đó có phải là hành động chống phá chế độ mới, hoặc bất mãn thời cuộc? Hay những tác giả này - trong đó có người viết bài - đang mong muốn làm sống lại một thực thể chính trị đã chết cả xác lẫn hồn?
Đọc toàn văn bài viết tại đây: https://www.luatkhoa.com/2023/04/viet-nam-cong-hoa-chi-ton-tai-trong-20-nam-nhung-vi-sao-toi-tiep-tuc-viet-ve-no/
Tổng thống Ngô Đình Diệm mới vừa xây dựng nền Đệ nhất cộng hòa và nắm quyền vừa tròn tám năm, từ tháng 10 năm 1955 đến tháng 11 năm 1963, thì xảy ra đảo chính.
Khoảng thời gian từ cuối năm 1963 cho đến năm 1967 là quá trình tranh giành quyền lực của giới tướng lĩnh quân sự và các cuộc đảo chính lật đổ lẫn nhau không để lại được dấu ấn gì đẹp đẽ.
Từ năm 1967 đến năm 1975 (cũng đúng tám năm), thành tựu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có thể được ghi nhận ở một số lĩnh vực, đặc biệt là câu chuyện hoàn thành chương trình Người cày có ruộng và ổn định phần nào trật tự chính trị vĩ mô của miền Nam Việt Nam trước nhiều chiến dịch quân sự rộng khắp của phe Việt Cộng lẫn chính quyền Bắc Việt. Tuy nhiên, ông cũng không thành công trong việc củng cố nội bộ và thống nhất nhân tâm.
Suốt hai mươi năm tồn tại ngắn ngủi, Việt Nam Cộng hòa là chuỗi nối dài của những xung đột, biểu tình, bê bối và bạo loạn, bởi tác động của cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Nói chính thể này là một chính thể sống thoi thóp, không phải là nói quá.
Vậy thì người viết (và những tác giả khác) còn viết về Việt Nam Cộng hòa làm gì, khi mà thời gian nó tồn tại (20 năm) còn không dài bằng thời gian nó đã chết (48 năm)?
Liệu đó có phải là hành động chống phá chế độ mới, hoặc bất mãn thời cuộc? Hay những tác giả này - trong đó có người viết bài - đang mong muốn làm sống lại một thực thể chính trị đã chết cả xác lẫn hồn?
Đọc toàn văn bài viết tại đây: https://www.luatkhoa.com/2023/04/viet-nam-cong-hoa-chi-ton-tai-trong-20-nam-nhung-vi-sao-toi-tiep-tuc-viet-ve-no/
Luật Khoa tạp chí
Việt Nam Cộng hòa chỉ tồn tại trong 20 năm nhưng vì sao tôi tiếp tục viết về nó?
Duy trì sức tưởng tượng của dân tộc về một tương lai khác, không nhất thiết phải là sự toàn trị.
Kể từ sau thập niên 1980, nhà văn Dương Thu Hương chưa bao giờ vắng bóng trên văn đàn với hàng loạt các tác phẩm được xuất bản trong nước lẫn ở nước ngoài.
Tên bà lại một lần nữa trở thành tâm điểm của dư luận khi bà được trao giải thưởng văn chương danh giá Cino-Del-Duca vào tháng Tư năm 2023 tại Paris.
Trong chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang kỳ này, Luật Khoa muốn giới thiệu đến bạn đọc cuốn tiểu thuyết “Những thiên đường mù” của bà, ra mắt độc giả trong nước vào năm 1988, giữa không khí nổi sôi của thời kỳ “cởi trói”.
Cuốn tiểu thuyết này nói về bi kịch của một gia đình miền Bắc đã bị những biến động chính trị long trời lở đất trong thế kỷ XX giằng xé, dằn vặt theo những cách nghiệt ngã nhất.
Những bi kịch chính trị và đạo đức của xã hội Việt Nam được tái hiện thông qua câu chuyện gia đình nhân vật Hằng, Quế - mẹ Hằng, Tâm - cô Hằng, Chính - cậu Hằng, và Tốn - bố Hằng, với hai tuyến thời gian và không gian đan cài vào nhau: quá khứ và hiện tại, Việt Nam và Liên Xô.
Ta sẽ thấy công cuộc Cải cách Ruộng đất những năm 1950, cuộc cách mạng vô sản tiếp nối, và cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1980 đã xé nát một gia đình rồi đưa họ trở lại với nhau ra sao.
👉🏻 Đọc toàn văn bài viết tại đây: https://www.luatkhoa.com/2023/05/nhung-thien-duong-mu-cua-duong-thu-huong/
Tên bà lại một lần nữa trở thành tâm điểm của dư luận khi bà được trao giải thưởng văn chương danh giá Cino-Del-Duca vào tháng Tư năm 2023 tại Paris.
Trong chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang kỳ này, Luật Khoa muốn giới thiệu đến bạn đọc cuốn tiểu thuyết “Những thiên đường mù” của bà, ra mắt độc giả trong nước vào năm 1988, giữa không khí nổi sôi của thời kỳ “cởi trói”.
Cuốn tiểu thuyết này nói về bi kịch của một gia đình miền Bắc đã bị những biến động chính trị long trời lở đất trong thế kỷ XX giằng xé, dằn vặt theo những cách nghiệt ngã nhất.
Những bi kịch chính trị và đạo đức của xã hội Việt Nam được tái hiện thông qua câu chuyện gia đình nhân vật Hằng, Quế - mẹ Hằng, Tâm - cô Hằng, Chính - cậu Hằng, và Tốn - bố Hằng, với hai tuyến thời gian và không gian đan cài vào nhau: quá khứ và hiện tại, Việt Nam và Liên Xô.
Ta sẽ thấy công cuộc Cải cách Ruộng đất những năm 1950, cuộc cách mạng vô sản tiếp nối, và cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1980 đã xé nát một gia đình rồi đưa họ trở lại với nhau ra sao.
👉🏻 Đọc toàn văn bài viết tại đây: https://www.luatkhoa.com/2023/05/nhung-thien-duong-mu-cua-duong-thu-huong/
Luật Khoa tạp chí
“Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương
Lịch sử Việt Nam qua câu chuyện của một gia đình.
Thầy bói hay nhà ngoại cảm, tiếng Anh là psychic, là những người tự nhận có năng lực thấu thị những sự kiện quá khứ và tương lai của một người. Nhờ khả năng bí ẩn như vậy, nghề bói toán đủ sức trường tồn với thời gian. Đây còn là một trong những nghề lâu đời nhất trên thế giới và đã xuất hiện ở Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ở Việt Nam, do thiếu các số liệu điều tra về nghề bói toán, khó có thể nói được chính xác tình trạng, nhu cầu của người dân hiện nay đối với dịch vụ liên quan đến tâm linh. Tuy nhiên, từ khía cạnh lịch sử, tín ngưỡng, có thể thấy bói toán là một phần của đời sống tâm linh, tinh thần của người Việt. Bói toán đã trở thành bệ đỡ quan trọng cho tâm lý của người dân giữa những hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn.
Tuy vậy, đây vẫn là một nghề đầy tranh cãi, thách thức các chuẩn mực về pháp lý, tự do ngôn luận ở nhiều quốc gia. Không ít thầy bói phải vào tù vì bị kết tội lừa đảo, và ngược lại, cũng có những nơi nghề bói toán được xem như một nghề nghiệp có giá trị. Việt Nam là đất nước chưa thể hiện cách ứng xử rõ ràng về nghề nghiệp này.
Trong lúc báo chí nhà nước luôn lên án nặng nề về các nghề nghiệp liên quan đến tâm linh huyền bí, tác giả Văn Tâm khai thác góc nhìn toàn diện hơn về bói toán thông qua bốn hướng tiếp cận sau đây: https://luatkhoa.com/2023/05/tieu-chuan-kep-khi-ung-xu-voi-nghe-boi-toan/
Ở Việt Nam, do thiếu các số liệu điều tra về nghề bói toán, khó có thể nói được chính xác tình trạng, nhu cầu của người dân hiện nay đối với dịch vụ liên quan đến tâm linh. Tuy nhiên, từ khía cạnh lịch sử, tín ngưỡng, có thể thấy bói toán là một phần của đời sống tâm linh, tinh thần của người Việt. Bói toán đã trở thành bệ đỡ quan trọng cho tâm lý của người dân giữa những hoàn cảnh lịch sử đầy khó khăn.
Tuy vậy, đây vẫn là một nghề đầy tranh cãi, thách thức các chuẩn mực về pháp lý, tự do ngôn luận ở nhiều quốc gia. Không ít thầy bói phải vào tù vì bị kết tội lừa đảo, và ngược lại, cũng có những nơi nghề bói toán được xem như một nghề nghiệp có giá trị. Việt Nam là đất nước chưa thể hiện cách ứng xử rõ ràng về nghề nghiệp này.
Trong lúc báo chí nhà nước luôn lên án nặng nề về các nghề nghiệp liên quan đến tâm linh huyền bí, tác giả Văn Tâm khai thác góc nhìn toàn diện hơn về bói toán thông qua bốn hướng tiếp cận sau đây: https://luatkhoa.com/2023/05/tieu-chuan-kep-khi-ung-xu-voi-nghe-boi-toan/
Luật Khoa tạp chí
“Tiêu chuẩn kép” khi ứng xử với nghề bói toán?
Chính quyền vừa công nhận vừa xử phạt người hành nghề vì mê tín dị đoan.
Hiện nay, người dân chỉ cần dựng một ngôi chùa cũng sẽ bị chính quyền xử phạt vì các ngôi chùa phải trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Làng Mai, cộng đồng thiền tập do thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập, vẫn chưa được phép hoạt động chính thức tại Việt Nam. Những người Việt theo truyền thống Làng Mai phải sang các nước như Mỹ, Pháp, Thái Lan để tu tập.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vô cùng có khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tôn giáo, các nhà lãnh đạo của giáo hội này gần như bị theo dõi liên tục.
Ấy vậy mà, từ cuối tháng 3/2023, khách du lịch đến huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã thấy một quần thể kiến trúc mang màu sắc tâm linh chiếm trọn ba quả đồi với khoảng 500ha đất mang tên Samten Hills.
Đáng chú ý, một trong những người sáng lập, điều hành nơi đây là bà Nguyễn Thu Ngọc, đại diện của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Kim Phát. Bà Ngọc cũng là đại diện của văn phòng công ty sữa VP Milk với nhà máy sản xuất sữa gần đó.
Samten Hills là tâm nguyện của người đứng đầu dòng truyền thừa Drigung Kagyu. Đây là một trong tám nhánh nhỏ của giáo phái Kagyu, một trong bốn giáo phái thuộc Phật giáo Tây Tạng.
Nhưng Phật giáo Tây Tạng hay Mật tông vốn là một nhánh Phật giáo không phổ biến tại Việt Nam, giờ lại xuất hiện một cơ sở tâm linh khổng lồ tại tỉnh Lâm Đồng.
Vì sao Samten Hills, một công trình Phật giáo ngoại quốc xa lạ, lại được ưu tiên hơn cả Phật giáo truyền thống? Và điều này khoét sâu thêm về tình trạng phân biệt đối xử trong tôn giáo tại Việt Nam như thế nào?
Đọc toàn văn bài viết tại đây: https://luatkhoa.com/2023/05/samten-hills-dalat-va-cac-trung-tam-thien-cua-mat-tong-co-nam-ngoai-vong-vay-kiem-soat-ton-giao/
Làng Mai, cộng đồng thiền tập do thiền sư Thích Nhất Hạnh thành lập, vẫn chưa được phép hoạt động chính thức tại Việt Nam. Những người Việt theo truyền thống Làng Mai phải sang các nước như Mỹ, Pháp, Thái Lan để tu tập.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vô cùng có khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tôn giáo, các nhà lãnh đạo của giáo hội này gần như bị theo dõi liên tục.
Ấy vậy mà, từ cuối tháng 3/2023, khách du lịch đến huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã thấy một quần thể kiến trúc mang màu sắc tâm linh chiếm trọn ba quả đồi với khoảng 500ha đất mang tên Samten Hills.
Đáng chú ý, một trong những người sáng lập, điều hành nơi đây là bà Nguyễn Thu Ngọc, đại diện của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Kim Phát. Bà Ngọc cũng là đại diện của văn phòng công ty sữa VP Milk với nhà máy sản xuất sữa gần đó.
Samten Hills là tâm nguyện của người đứng đầu dòng truyền thừa Drigung Kagyu. Đây là một trong tám nhánh nhỏ của giáo phái Kagyu, một trong bốn giáo phái thuộc Phật giáo Tây Tạng.
Nhưng Phật giáo Tây Tạng hay Mật tông vốn là một nhánh Phật giáo không phổ biến tại Việt Nam, giờ lại xuất hiện một cơ sở tâm linh khổng lồ tại tỉnh Lâm Đồng.
Vì sao Samten Hills, một công trình Phật giáo ngoại quốc xa lạ, lại được ưu tiên hơn cả Phật giáo truyền thống? Và điều này khoét sâu thêm về tình trạng phân biệt đối xử trong tôn giáo tại Việt Nam như thế nào?
Đọc toàn văn bài viết tại đây: https://luatkhoa.com/2023/05/samten-hills-dalat-va-cac-trung-tam-thien-cua-mat-tong-co-nam-ngoai-vong-vay-kiem-soat-ton-giao/
Luật Khoa tạp chí
Samten Hills Dalat và các trung tâm thiền của Mật tông có nằm ngoài vòng vây kiểm soát tôn giáo?
Một ngoại lệ khác thường.
“Thời của thánh thần”, cuốn sách được Luật Khoa giới thiệu trong chuyên mục “Đọc sách cùng Đoan Trang” kỳ này - cũng giống như “Những thiên đường mù” và “The Mountains Sing” của Nguyễn Phan Quế Mai - đều là những tiểu thuyết lịch sử kể về bi kịch của những gia đình miền Bắc ly tán và đoàn tụ sau những cơn tao loạn của lịch sử Việt Nam thế kỷ 20.
“Thời của thánh thần” đồ sộ hơn hai cuốn còn lại, lên tới hơn 600 trang, và cũng không theo đuổi cấu trúc đan cài quá khứ và hiện tại. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết này là một mạch truyện cực kỳ lôi cuốn được kể theo tuyến tính thời gian từ trước Cách mạng tháng Tám cho tới đầu những thập niên 2000.
Gia đình họ Nguyễn Kỳ - trung tâm của câu chuyện - là một gia đình đứng giữa ngã năm ngã bảy của lịch sử. Chính ngôi làng Động ở vùng châu thổ sông Hồng của họ cũng vậy. Nó là nơi hành quân của các binh đoàn trong hàng trăm năm lịch sử, đến thời chiến tranh chống Pháp nó lại là nơi Việt Minh và Pháp giành giật nhau, rồi đến thời chống Mỹ thì là nơi B52 ném bom rải thảm.
Kết quả, gia đình Nguyễn Kỳ người thì bị Việt Minh đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, người thì bị Việt Minh ép phải đấu tố bố mình, người thì trở thành lãnh đạo cấp cao của đảng, người thì bị quăng quật trong vụ Nhân văn Giai phẩm và vụ án xét lại chống đảng, người thì lang bạt vào Nam rồi cuối cùng đi vượt biên và trở thành Việt kiều.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/05/thoi-cua-thanh-than/
“Thời của thánh thần” đồ sộ hơn hai cuốn còn lại, lên tới hơn 600 trang, và cũng không theo đuổi cấu trúc đan cài quá khứ và hiện tại. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết này là một mạch truyện cực kỳ lôi cuốn được kể theo tuyến tính thời gian từ trước Cách mạng tháng Tám cho tới đầu những thập niên 2000.
Gia đình họ Nguyễn Kỳ - trung tâm của câu chuyện - là một gia đình đứng giữa ngã năm ngã bảy của lịch sử. Chính ngôi làng Động ở vùng châu thổ sông Hồng của họ cũng vậy. Nó là nơi hành quân của các binh đoàn trong hàng trăm năm lịch sử, đến thời chiến tranh chống Pháp nó lại là nơi Việt Minh và Pháp giành giật nhau, rồi đến thời chống Mỹ thì là nơi B52 ném bom rải thảm.
Kết quả, gia đình Nguyễn Kỳ người thì bị Việt Minh đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, người thì bị Việt Minh ép phải đấu tố bố mình, người thì trở thành lãnh đạo cấp cao của đảng, người thì bị quăng quật trong vụ Nhân văn Giai phẩm và vụ án xét lại chống đảng, người thì lang bạt vào Nam rồi cuối cùng đi vượt biên và trở thành Việt kiều.
👉 Đọc toàn văn bài viết tại: https://luatkhoa.com/2023/05/thoi-cua-thanh-than/
Luật Khoa tạp chí
“Thời của thánh thần” và những khúc quanh nghiệt ngã của lịch sử hiện đại Việt Nam
Cuốn sách cấm đáng đọc cho những ai đam mê lịch sử.
🇪🇺🇻🇳 Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) có lẽ là một trong những nhóm hiệp định thương mại tự do được quan tâm đầu tư truyền thông nhất bởi cả chính quyền Việt Nam, các doanh nghiệp, lẫn các nhóm hoạt động xã hội ở quốc gia hình chữ S.
Từ việc tăng trưởng kinh tế, chính quyền Việt Nam có thể bảo đảm vị thế và tính chính danh của mình thông qua mô hình nhà nước tăng trưởng hay còn được gọi là nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state).
Các doanh nghiệp đương nhiên sẽ nghĩ về khả năng kiếm tiền.
Tuy nhiên, đối với các nhóm hoạt động xã hội, họ đã từng tin rằng EVFTA có thể mang lại nhiều sự thay đổi hơn. Đó là một nhà nước minh bạch, một hệ thống giám sát cam kết quyền con người được thừa nhận, và cả một nền tảng tự do mới về quyền công đoàn.
Song cho đến hiện nay, khả năng thành công trên phương diện nhân quyền của EVFTA có thể nói là rất thấp. Phải chăng đã đến lúc thừa nhận rằng các diễn ngôn về nhân quyền trong EVFTA không hề có giá trị thực tiễn ở Việt Nam?
👉 Cùng tác giả Vincente Nguyen phân tích trong bài viết tại đây: https://luatkhoa.com/2023/05/loi-noi-doi-chan-that-trong-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-chau-u/
Từ việc tăng trưởng kinh tế, chính quyền Việt Nam có thể bảo đảm vị thế và tính chính danh của mình thông qua mô hình nhà nước tăng trưởng hay còn được gọi là nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state).
Các doanh nghiệp đương nhiên sẽ nghĩ về khả năng kiếm tiền.
Tuy nhiên, đối với các nhóm hoạt động xã hội, họ đã từng tin rằng EVFTA có thể mang lại nhiều sự thay đổi hơn. Đó là một nhà nước minh bạch, một hệ thống giám sát cam kết quyền con người được thừa nhận, và cả một nền tảng tự do mới về quyền công đoàn.
Song cho đến hiện nay, khả năng thành công trên phương diện nhân quyền của EVFTA có thể nói là rất thấp. Phải chăng đã đến lúc thừa nhận rằng các diễn ngôn về nhân quyền trong EVFTA không hề có giá trị thực tiễn ở Việt Nam?
👉 Cùng tác giả Vincente Nguyen phân tích trong bài viết tại đây: https://luatkhoa.com/2023/05/loi-noi-doi-chan-that-trong-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-chau-u/
Luật Khoa tạp chí
Diễn ngôn về nhân quyền trong EVFTA có đang mất dần giá trị ở Việt Nam?
Các định chế bảo vệ nhân quyền từng bước bị vô hiệu hóa.