Nói chung là...
140 subscribers
4 links
Coin68 tóm tắt drama, thuật ngữ khó hiểu trong ngành crypto
Download Telegram
Channel created
Channel name was changed to «Nói chung là... | Tám cùng Coin68»
Channel photo updated
Xin chào,

Nói chung là kênh này chuyên tóm tắt các drama trong ngành crypto thế giới, giải thích các thuật ngữ khó theo một cách dễ hiểu để anh em cộng đồng Việt Nam dễ nắm bắt những câu chuyện, xu hướng và chủ đề mới nhất.

Kênh được xây dựng bởi đội ngũ Coin68 vì mục đích cộng đồng, nhưng không phải làm cho vui, đã làm là phải hữu ích cho anh em mới làm.

Tất cả bài viết đều không phải là lời khuyên đầu tư, không fomo, không fud, có sao nói vậy, anh em copy bài thoải mái, nhưng nhớ ghi nguồn cho team ấm lòng.

Ngoài ra, nếu anh em có bài viết hay, đừng ngại đóng góp bằng cách gửi đến @imleoleo

Nói chung là vậy, nói nhiều dài dòng!
​​[Nói chung là... #1] Chuyện double spend và BTC rụng sml

Thì hiện tại đang có FUD rằng mạng lưới Bitcoin mới bị double spend (lặp chi - một số tiền bị sử dụng hai lần).

Double spend xảy ra khi một giao dịch được xác nhận 2 lần, dẫn đến việc chỉ một số tiền thôi nhưng lại dùng được đến 2 lần => vi phạm tính bất biến của data blockchain.

Nguyên nhân của việc này xuất phát từ cơ chế của Proof-of-Work (PoW), nghĩa là trong đó giao dịch sẽ do các thợ đào đua nhau xác nhận, ai đào được block trước và gom các giao dịch vào đó trước thì sẽ là người xác nhận giao dịch đó và nhận được phí đính kèo vào các giao dịch đó, cộng với phần thưởng đào block.

Ví dụ, hội thợ đào A và B cùng nhau đào block, A gom được 20 giao dịch và xác nhận block, gửi data lên blockchain trước, B làm sau. Vì A gửi lên trước nên sẽ được xác node confirm trước, và block của A sẽ được gắn vào blockchain và được công nhận là phiên bản tiếp nối chính thức. B gửi sau nên bị out.

Tuy nhiên, sẽ có trường hợp A và B gửi thời gian suýt soát nhau, rồi tỷ lệ confirm của các node cũng sẽ 50-50 nhau, nên sẽ có 2 phiên bản block tồn tại cùng lúc, dẫn đến phân tách chain và double spend. Đây cũng là cách mà hacker hay dùng để tấn công 51%. Chúng tôi tạo giao dịch rồi dùng mining power để xác nhận giao dịch đó 2 lần (kiểu vậy).

Điều này xảy ra vô cùng thường xuyên với blockchain PoW, và cơ chế giải quyết cũng rất đơn giản, đó là chọn ra block nào được nhiều thợ đào khác cũng xác nhận nhất sẽ là chain chiến thắng. Chain ngắn hơn sẽ bị loại bỏ. Cái này gọi là block reorganization.

Nguyên nhân của double spend với block reorg thì thường là do trên mạng lưới không đủ thợ đào xác nhận block, hoặc là bị tấn công 51%.

Trong trường hợp vừa rồi thì khác, khá là hy hữu luôn.

Có một ông nào đó gửi một giao dịch BTC (1) với phí xỉu xiu. Vì đợi quá lâu chưa thấy giao dịch được xử lý (vì phí thấp quá nên thợ đào lơ), nên ổng quyết định tăng phí bằng cách gửi thêm một giao dịch tăng phí cộng dồn vào giao dịch đầu (2). Tuy nhiên, trong lúc (2) đang được thực hiện thì (1) lại bị thợ đào bốc đi và đưa vào block của hội thợ đào A, còn (2) thì bị lụm bởi hội thợ đào (B).

Và thế là double spend, và phải block reorg với độ dài 1 block.
​​[Nói chung là... #2] - /r/WallStreetsBets

Cuộc cách mạng XHCN của Retail traders chống lại giai cấp thống trị Quỹ đầu tư


(Rào trước: Đọc cái này cần nhiều não + Đây KHÔNG phải là một lời khuyên đầu tư)

Nói chung là bên cộng đồng chứng khoán Mỹ lúc này đang rất xôn xao về keyword WallStreetsBets, vậy nên... bắt trend thôi.

Để mà có thể hiểu hết câu chuyện thì ta hãy bắt đầu với /r/WallStreetsBets (WSB) đi. WSB là subreddit trên mạng xã hội Reddit, chuyên về đầu tư chứng khoán. Cái tên WallStreetsBets dịch ra tiếng Việt có thể hiểu nôm na là "Kèo Phố Wall", đọc xong chắc mọi người cũng hiểu thành phần người tham gia và nội dung hay đăng tải trên diễn đàn này là gì.

Tính đến thời điểm hiện tại, WSB là một cộng đồng gồm hơn 2,5 triệu member (chủ yếu là các retail trader), tự mô tả mình là một kênh "4chan" lai với "trang tin tài chính Bloomberg", nơi người dùng được phép đăng tất tần tật mọi loại kèo, miễn là về chứng khoán. Số lượng thành viên của kênh này đã tăng đột biến kể từ lúc bắt đầu đại dịch COVID-19, khi người ta (dân Mỹ) bỗng nhiên mất việc, phải ngồi nhà với số tiền trợ cấp $600 chẳng bõ dính răng.

Vậy theo tự nhiên, họ phải làm gì đây? Tất nhiên là phải đi tìm một nguồn thu nhập phụ rồi? Vậy kiếm từ đâu đây? Một công việc mới ư? Không, COVID-19 vẫn đang hoành hành ở nhiều nơi, làm việc ở ngoài chắc sẽ không an toàn? Hay là đi giao dịch chứng khoán, nơi mình có thể kiếm tiền ngay tại nhà của mình? OK, chọn phương án B vậy.

Quay trở lại với câu chuyện chính. Tại sao WSB lại "hót" trong thời gian qua. Để đi đến đó thì ta lại phải đụng đến một cổ phiếu tên là GameStop (GME). Đây là cổ phiếu của một công ty game "hết thời", giải thích vậy cho nhanh nhé.

Số là vì "hết thời" nên cổ phiếu GME đang bị short rất nhiều trên thị trường chứng khoán Mỹ - thậm chí đây là còn là cổ phiếu bị short nhiều nhất tại Mỹ, chủ yếu là bởi các quỹ lớn. Và thế là mọi sự bắt đầu.

Một người dùng trên WallStreetsBets đã nhận thấy điều này và share cái kèo "giết short cực mạnh" GME lên cho các đồng môn. Hội WSB từ đó lập ra một kế hoạch là sẽ mua thật nhiều cổ phiếu GME nhất có thể để đấy giá lên "cung trăng".

Và đó chính là xác là những gì đã diễn ra. Giá GME chỉ trong 6 ngày (từ 22/01 đến 27/01) đã tăng đến 228%, từ $45 lên $148. Có ai lại nghĩ một mã chứng khoán đang bị short đến chết lại có thể pump như thể nó là một đồng crypto mới IEO lên sàn Binance như vậy không? 🤣🤣🤣

Rất nhiều thành viên của WSB đã kiếm được một số tiền khổng lồ - cái ông lời nhiều nhất từ việc mua cổ phiếu GME trên WSB hiện đang kiếm được 17,2 triệu USD từ số vốn ban đầu là 770k USD. Và vẫn chưa chốt lời!!! 😃 Đấy còn chưa kể mấy ông "giàu ngầm" không share kết quả nữa.

Qua đây, cộng đồng WSB cũng đã nhanh chóng thấy được sức mạnh đến từ sự "đoàn kết" của họ, rằng nếu như có cùng chí hướng, những nhà đầu tư nhỏ lẻ có thừa sức để thay đổi thế cục trên thị trường, không phải lúc nào cũng phải chịu sự chi phối của các quỹ lớn nữa. Chứng khoán Mỹ có lẽ lúc này đang chứng kiến một cuộc "cách mạng" XHCN thật sự, với sự nổi lên của tầng lớp retail dưới ngọn cờ WallStreetsBets chống lại "tư bản" là các big funds.

Đó là tất cả những gì bạn cần biết về WallStreetsBets.

P/S: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày, mod của WSB cho đăng kèo về crypto? 🤔🤫
​​[ Nói chung là... #3 ] Giá trị thực - Thông điệp từ Billy Markus, Đồng sáng lập và nhà phát minh của Dogecoin

Trước khi đọc bài tóm tắt dưới đây của Nói chung là..., bạn có thể xem trọn vẹn bức thư TẠI ĐÂY

Chắc hẳn mọi người đều biết Dogecoin là một đồng tiền làm cho vui (giờ người ta gọi là meme-coin). Thế nhưng việc một đồng coin "làm cho vui" từ năm 2014 nhưng đến giờ vẫn sống tốt và chưa lần nào rớt khỏi top 50 Market Cap, dù có uptrend, downtrend, tăng hay giảm, chắc hẳn cũng có một nguyên nhân sâu xa nào đó đúng không?

Với Dogecoin, đó là hai chữ "Cộng đồng". Cộng đồng Dogecoin là một trong những cộng đồng từng một thời gian là healthy nhất. Họ biết đồng tiền của mình không có tiềm năng thay đổi thế giới như Bitcoin, không có nền tảng công nghệ sâu rộng như Ethereum, và cũng không có nguồn lực tài chính dồi dào để có thể phát triển cao hơn như DOT hay DeFi. Tuy nhiên, họ có với nhau hai chữ "Cộng đồng". Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây chụm lại nên hòn núi cao - câu này đúng nhất là nói về Dogecoin. Như bài viết ở trên (written by nhà sáng lập Dogecoin, giờ đã bỏ dự án), thứ khiến họ trở nên đặc biệt là đây là nơi người ta đến với nhau vì lòng tốt, và điểm chung ở họ là sự quan tâm đến công nghệ, pha thêm chút hài hước qua hình con chó. Cộng đồng Dogecoin đã cùng nhau làm nhiều điều tốt, như đã có trong bài post trên (mấy việc họ đã làm hay lắm, xem cho biết).

Đúng, Dogecoin không có công nghệ. Đúng, Dogecoin không có tiềm năng. Nhưng cũng đúng khi nói Dogecoin có thứ mà rất nhiều dự án khác đều bảo sẽ làm nhưng mấy ai làm được - ứng dụng crypto vào điều tốt. Điều tốt không có nghĩa là từ thiện, mà rộng hơn cơ, là giúp thế giới phổ cập về crypto, giúp mọi người hiện thực hóa thứ mà blockchain cố gắng mang lại, chứ không phải là bị đầu cơ như nhiều đồng tiền khác.

Tuy nhiên, với cơn sốt GME, WallStreetBets cùng "Elon Musk" trong thời gian qua, cộng đồng của Dogecoin đã có một sự xáo trộn chóng mặt. Việc giá DOGE tăng mạnh đã kéo theo đó nhiều hệ lụy, như là làn sóng đầu cơ ập vào subreddit DOGE, đi đâu cũng thấy nhan nhản pump dump,... biến Dogecoin đánh mất đi thứ bản sắc của nó - cộng đồng. DOGE trong 1 tháng vừa rồi cũng giống như bao đồng shitcoin khác.

Bài viết trên là lời kêu gọi cộng đồng Dogecoin quay về với đúng bản ngã của mình. Giống như loạt phim Fast and Furious, chữ "Gia đình" luôn là trên hết, thì ở Dogecoin, "Cộng đồng" là số 1.
​​[Nói chung là...#4] - Vì sao SnapEx ... toang?

Chắc hẳn mọi người đều đã biết chuyện SnapEx - một sàn phái sinh có tiếng tại Việt Nam - đang yên đang lành ở giữa một mùa uptrend coin bay chót vót, đột ngột thông báo... dừng hoạt động.

Tại sao lại có chuyện kỳ lạ như thế xảy ra?

Giải thích đơn giản thì là vì SnapEx là một sàn "ôm lệnh", tức là không có orderbook, người dùng khi giao dịch sẽ giao dịch trực tiếp với sàn chứ không mua bán với nhau trên thị trường. Việc ôm lệnh như vậy đồng nghĩa với việc mọi người trade sàn sẽ khớp theo giá chứ không phải khớp theo khối lượng long-short thực tế trên thị trường.

Chính vì thế khi thị trường đang bullish quá hoặc bearish quá, chẳng hạn như lúc này, thì ai cũng sẽ long và ai cũng sẽ thắng. Trong khi đó, người thua ở đây chính là SnapEx, vì không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận các lệnh long do người dùng đặt ra, đồng nghĩa với việc cầm chắc cửa thua và mất tiền cho người dùng.

Trong khi đó, các sàn có sổ lệnh như Binancce, FTX, muốn có người long thì phải có người short, vì 1 lệnh long muốn khớp thì phải có 1 lệnh short trong sổ lệnh bị fill. Do đó sẽ luôn có kẻ lời người lỗ, sàn đứng giữa không sao và chỉ thu lợi nhuận từ phí giao dịch.

Bài viết này chỉ để giải thích cho mọi người hiểu cơ chế đằng sau, chứ không nói sàn nào tốt hơn sàn nào. Trade trên SnapEx thì được cái là luôn khớp lệnh chính xác theo giá mong muốn, dù khối lượng to hay nhỏ đến đâu, nhưng sàn có thể ngừng cung cấp dịch vụ những lúc như thế này. Còn trade trên FTX hay Binance thì có thể một số con thanh khoản hơi kém một chút, nhưng độ ổn định dịch vụ thì có thể là tốt hơn.