Bat dong san
45 subscribers
1 photo
237 links
Công ty bất động sản Nam Đô Land mua bán nhà đất Đồng Nai. Đất nền dự án , đất thổ cư Đồng Nai giá rẻ. Thị trường bất động sản Đồng Nai https://www.bandatnendongnai.vn

Mua bán nhà đất https://www.bandatnendongnai.vn/mua-ban-nha-dat/

LH 0967732911
Download Telegram
Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, một số chủ đầu tư cho rằng nghị định 30/2021/NĐ-CP gây khó khăn, ách tắc các dự án nhà ở thương mại tuy nhiên đại diện ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng khẳng định không có chuyện nghị định gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp. https://www.bandatnendongnai.vn/luat-dat-dai/diem-moi-nghi-dinh-30-2021-huong-dan-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-luat-nha-o/
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai thông báo những ai đã mua đất thuộc tờ bản đồ số 84, P.Tam Phước (TP.Biên Hòa) của Công ty CP Thương mại, dịch vụ và đầu tư Thiên Hưng Khang (gọi tắt Công ty Thiên Hưng Khang, tên cũ là Tín An Phát) đóng tại TT.Long Thành (H.Long Thành) liên hệ cơ quan công an tại địa chỉ số 1034, đường Nguyễn Ái Quốc, KP.1, P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa) để trình báo https://www.bandatnendongnai.vn/tin-tuc/cong-an-dong-nai-tim-nan-nhan-to-84-phuong-tam-phuoc/
Công ty cung ứng lao động Hoàng Thái Đại Phát được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động số 176/2020/SĐGN chuyên đáp ứng nhu cầu cho thuê lại động tại khu vực Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Dịch vụ cung ứng lao động Hoàng Thái Đại Phát luôn tuyển dụng lao động phổ thông, lao động thời vụ hàng giờ để đáp ứng lao động cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê lại lao động đang thiếu trầm trọng tại các khu công nghiệp hiện nay https://www.bandatnendongnai.vn/tin-tuc/cung-ung-lao-dong/
Thị trường bất động sản hạ nhiệt vì ảnh hưởng dịch, giá vẫn tăng mạnh

Nhiều điểm nóng về thị trường bất động sản trong cơn sốt đất vừa qua đang có sự hạ nhiệt trong bối cảnh ảnh hưởng vì dịch COVID-19. Tuy nhiên, mặt bằng giá căn hộ vẫn không vì vậy mà có sự điều chỉnh giảm.

Thị trường hạ nhiệt

Báo cáo thị trường mới đây do chuyên trang Batdongsan vừa công bố cho thấy, dịch COVID-19 tái bùng phát và diễn biến ngày càng phức tạp đang tạo ra sức ảnh hưởng không nhỏ lên thị trường bất động sản. Cụ thể, nhu cầu tìm kiếm và giao dịch bất động sản tại khá nhiều thị trường đang có sự chững lại rõ rệt ở hầu hết các thị trường. Báo cáo của Batdongsan cũng đi vào chi tiết từng thị trường khu vực miền Nam, cho thấy các điểm “nóng” về giao dịch nhà đất từng đạt đỉnh về mức độ quan tâm trong tháng 3.2021 như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu đều suy giảm mức độ quan tâm trong tháng 4.

Riêng với thị trường TPHCM, mức độ quan tâm nhà đất toàn tháng 4 giảm 17% so với tháng trước. Phân khúc đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ dịch bệnh là loại hình căn hộ với nhu cầu tìm mua giảm gần 25%.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của Batdongsan cho biết, xu hướng sụt giảm lượt tìm kiếm nhà đất trong tháng vừa qua là điều đã được dự liệu trước đó. Bên cạnh yếu tố COVID-19, mức độ quan tâm dành cho bất động sản đã lập một mức đỉnh rất cao trong tháng 3 trước đó vì hiện tượng sốt đất đầu năm. Đến giữa tháng 4, chính quyền ra tay hạ nhiệt cơn sốt, kết thúc làn sóng mua bán bất động sản tấp nập ở nhiều khu vực. Sốt đất giảm kéo theo đó là lượng lớn nhà đầu tư lướt sóng rời thị trường, mức độ quan tâm bất động sản thời điểm sau sốt đất hạ xuống là rất bình thường.

Nhận định về xu hướng thị trường trong các tháng tới, ông Hiếu cho rằng, các hoạt động giao dịch bất động sản có thể sẽ kém sôi động hơn do nhiều dự án tạm hoãn bán hàng tập trung, chuyển dịch sang hình thức mua bán trực tuyến vì tuân thủ biện pháp giãn cách an toàn trong mùa dịch.

Nhưng giá bán vẫn tăng mạnh

Trong bối cảnh nguồn cung mới bị chững lại, theo thống kê của nhiều công ty nghiên cứu thị trường cho thấy mặt bằng giá căn hộ đặc biệt giá bán thứ cấp nhiều dự án căn hộ bình dân tại TPHCM tăng vọt lên 50-100% đối với các căn hộ được bàn giao trong thời gian 2-3 năm vừa qua, đặc biệt là tại khu vực Thành phố Thủ Đức. Nghiên cứu từ Collier Việt Nam cũng chỉ ra, kể từ khi thành lập TP.Thủ Đức, giá chào bán căn hộ tại đây đã tăng trung bình khoảng 7-9% so với năm ngoái và tăng 45% so với năm 2018. Đà tăng giá nhà được dự báo chưa có dấu hiệu dừng lại.

Còn theo thống kê của Batdongsan, hàng loạt dự án nhà giá rẻ tại quận 8, quận 12, Bình Tân, Bình Chánh và TP.Thủ Đức triển khai trong giai đoạn 2016-2018 từng có tầm giá vài trăm triệu đều đang sang nhượng thứ cấp ở mức tiền tỷ. Ngay cả một số dự án nhà ở xã hội cũng tăng giá mạnh. Đơn cử như HQC Plaza có giá bán từ mức 12-14 triệu/m2 leo lên tầm giá 20-22 triệu/m2; HQC Bình Trưng Đông (TP. Thủ Đức) giá tầm 15-17 triệu/m2 năm 2017, còn giờ đây đang được bán ở mức 30 triệu/m2. Căn hộ Linh Trung (TP. Thủ Đức) năm 2016 chỉ có giá từ 750-800 triệu/căn hiện cũng đang giao dịch trong khoảng giá 1,5-1,7 tỉ đồng/căn.

Nhìn nhận về xu hướng giá căn hộ TPHCM, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA cho biết, chỉ trong vòng 7 năm (2013-2020), giá chung cư bình dân đã tăng khoảng 100% từ khoảng 14-16 triệu đồng/m2 lên trên 30-33 triệu đồng/m2. Không những vậy, các dự án căn hộ nhóm này trong 3 năm trở lại đây ngày càng khan hiếm và thậm chí đang biến mất trên thị trường. Đến quý 1/2021, các mức giá chào bán nói trên lại tiếp tục tăng 5-10% so với giá của năm 2020. Không chỉ căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2, mà ngay cả những căn hộ dưới 35 triệu đồng/m2 cũng trở nên khó kiếm ở TP.HCM.

“Cơ hội sở hữu nhà của người lao động và các hộ gia đình trẻ mua nhà lần đầu ngày càng xa vời. Nhiều dự án BĐS mới có mức giá bán trên dưới 2 tỉ đồng/căn ngày càng khó tìm thấy và với những căn có giá tầm 1,5 tỉ đồng/căn thì gần như là không còn nguồn hàng mới”, ông Hoàng cho hay.
“Sốt đất” - nguồn cơn của nguy cơ "bong bóng" bất động sản

Nếu không có sự thay đổi để tạo cơ hội cho nhà đầu tư có thể thực hiện các dự án nhanh hơn, giải quyết được vấn đề thiếu nguồn cung nhà ở hiện nay, thì nguy cơ giá bất động sản đưa ra thị trường vẫn không phù hợp...

Trả lời phỏng vấn VnEconomy xung quanh câu chuyện cơn sốt đất nền và thị trường bất động sản, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển DKRA Vietnam cho rằng: nếu không có sự thay đổi và cải thiện để tạo cơ hội cho nhà đầu tư có thể thực hiện các dự án nhanh hơn, giải quyết được vấn đề thiếu nguồn cung nhà ở hiện nay, thì nguy cơ giá bất động sản đưa ra thị trường vẫn không phù hợp...

Thị trường bất động sản năm 2021 bắt đầu với "cơn sốt" đất nền tại thành phố mới Thủ Đức (Tp.HCM), lan sang bất động sản ven đô, từ đó đã tạo lực tăng giá cho bất động sản. Theo ông, vì sao bất động sản thường có xung lực tăng giá mạnh sau những "cơn sốt" đất?

Từ giai đoạn năm 2014 - 2019, cứ mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán thường có những "cơn sốt" đất diện rộng hoặc cục bộ ở vài nơi. Khi cơn sốt đất tạm lắng cũng là lúc giá bất động sản nói chung (các phân khúc khác ngoài đất nền phân lô) có đà để tăng theo. Cho nên, những "cơn sốt" đất cũng có thể coi là một trong nhiều yếu tố tác động làm cho giá bất động sản tăng nhanh, "bong bóng" trong thời gian qua.

Sau Tết Nguyên đán năm 2020, có một vài cơn sốt đất nhưng chỉ mang tính cục bộ ở một vài địa phương. Nguyên nhân bắt nguồn từ những thông tin không có cơ sở lan truyền trên thị trường, có thể do một số cá nhân hay nhóm nhà đầu tư thổi phồng để trục lợi. Những "cơn sốt" đó được gọi là "sốt đất" ảo.

Thường những "cơn sốt" ảo như vậy chỉ nổi lên trong thời gian ngắn và qua đi nhanh chóng, sau đó trở lại bình thường. Năm 2020, về cơ bản thị trường bất động sản có nhiều suy giảm, nhưng lại có sự tăng giá đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là phân khúc căn hộ và nhà phố/biệt thự.

Đầu năm 2021 cũng có một vài "cơn sốt" đất ảo ở một vài địa phương nhưng cũng nhanh chóng nguội, xẹp trở lại. Từ đầu năm 2021 đến nay, về cơ bản mức giá bất động sản không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân được cho rằng là đợt bùng phát dịch bệnh lần 3 (trước tết Nguyên Đán) và đặc biệt lần 4 từ cuối tháng 4 đến nay với tình hình số lượng mới ca mắc Covid-19 nhiều hơn, các biện pháp quyết liệt của cơ quan chức năng Nhà nước… đã tác động mạnh đến thị trường bất động sản.

Có ý kiến cho rằng quỹ đất tại Tp.HCM khan hiếm là nguyên nhân khiến cho giá bất động sản tăng cao. Nhưng Tp.HCM sẽ chuyển đổi gần 1/3 đất nông nghiệp (26.000 ha) thành đất công nghiệp, dịch vụ, xây dựng đô thị thông minh… tạo cơ hội tăng nguồn cung. Như vậy, giá bất động sản có tăng nhanh được nữa không?

Như đã nói, giá bất động sản tăng từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguồn cung mới hạn chế là yếu tố cơ bản tác động cho sự tăng giá bất động sản. Mặc dù quỹ đất được bổ sung thêm, nhưng các vấn đề liên quan như quy hoạch, quy trình thủ tục pháp lý, cơ chế chính sách… Nếu không có sự thay đổi và cải thiện để tạo cơ hội cho nhà đầu tư có thể thực hiện các dự án nhanh hơn, giải quyết được vấn đề thiếu nguồn cung nhà ở hiện nay, thì nguy cơ giá thành bất động sản đưa ra thị trường vẫn không phù hợp.

Theo thống kê của DKRA, năm 2021, phân khúc căn hộ tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận sẽ có nguồn cung mới tăng trở lại, ước khoảng 35.000 – 40.000 căn. Trong đó Tp.HCM là khoảng 25.000 căn so với khoảng 17.000 – 18.000 căn năm 2020. Phân khúc căn hộ vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường bất động sản. Ngoài ra, các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng sẽ rất hấp dẫn với phân khúc nhà phố/biệt thự (nhà gắn liền với đất).

Một nhà thầu xây dựng cho biết: trị giá một căn hộ xây xong chỉ 800 triệu đồng, nhưng chủ đầu tư bán ra thị trường tới 1,3 – 1,5 tỷ đồng. Có phải giá bất động sản đang quá cao so với giá trị thực?
Giá bất động sản nói chung và giá căn hộ nói riêng được xây dựng trên nhiều yếu tố chi phí đầu vào như: Giá trị đất, hạ tầng, cảnh quan, tiện ích, vật liệu xây dựng, thiết kế, pháp lý, lãi vay, quản lý, tiếp thị bán hàng… Nếu một dự án có quy trình thủ tục càng kéo dài sẽ càng đẩy chi phí đầu vào tăng thêm, từ đó đẩy giá bán bất động sản lên cao.

Hiện nay, giá bất động sản đang tăng nhanh và gấp nhiều lần mức thu nhập trung bình của người dân, khoảng 25-30 lần. Giá trị bất động sản đang quá cao và cao hơn so với giá trị thực rất nhiều là hệ quả của hàng loạt các vấn đề liên quan, như: pháp luật, cơ chế chính sách, thuế, quy hoạch, định hướng phát triển và cả tâm lý đầu tư của xã hội.

Có nhận định cho rằng: bất động sản Việt Nam đang là “cuộc chơi” của các nhà đầu tư Châu Á (Singapore, HongKong, Trung Quốc, Nhật Bản..) khi gần đây có nhiều dự án hình thành từ nhà đầu tư nước ngoài rồi được sang tên, đổi chủ. Ý kiến của ông về nhận định này?

Từ trước đến nay, chúng ta thường thấy các tập đoàn đầu tư bất động sản tham gia vào thị trường Việt Nam đến từ các nước châu Á như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc… Đây là những nước đi trước chúng ta, họ nhìn thấy con đường phát triển có những bước tương tự và tư duy Châu Á cũng gần gũi hơn. Chính vì vậy, họ đã có những bước tiên phong và nhanh chóng nắm bắt cơ hội tại thị trường Việt Nam.

Sắp tới, với bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường bất động sản, thì đâu sẽ là yếu tố quyết định sức mua, thưa ông?

Theo khảo sát của DKRA Vietnam khi triển khai kinh doanh các dự án trong thời gian gần đây, yếu tố đầu tiên chính là uy tín, năng lực, kinh nghiệm, thương hiệu của chủ đầu tư. Một dự án của chủ đầu tư lớn có danh tiếng đã được kinh nghiệm kiểm chứng là yếu tố hàng đầu quyết định mua và luôn có sức mua tốt hơn so với những dự án khác. Tiếp theo mới đến các yếu tố như vị trí, chất lượng, dịch vụ...

Hiện nay đang có xu hướng các chủ đầu tư lớn phát triển những dự án lớn từ vài trăm đến hàng chục nghìn hecta và khi triển khai những dự án này, họ đã tạo ra những khu đô thị mới với đầy đủ các yếu tố như một thành phố thu nhỏ. Sắp tới chúng ta không chỉ có một Phú Mỹ Hưng ở Tp.HCM mà sẽ có nhiều khu đô thị tương tự của các chủ đầu tư Việt Nam ở nhiều tỉnh thành khác.

Hiện xu hướng đầu tư bất động sản vùng ven đã là thời cơ chưa khi phải 10 năm nữa tuyến metro nối Vùng Tp.HCM (bao gồm Tp.HCM và 7 tỉnh lân cận: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang) mới hoàn thành?

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đô thị Tp.HCM đã xuất hiện từ 10 - 15 năm trước. Nhiều chủ đầu tư, nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng và có chiến lược phát triển. Chính sự đón đầu của các chủ đầu tư này đã làm cho thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh Tp.HCM sôi động trở lại từ khoảng 4 - 5 năm trở lại đây.

Thị trường bất động sản các tỉnh xung quanh Tp.HCM đã phát triển, có đầy đủ các phân khúc để thu hút nhu cầu đa dạng của người mua. Trong tương lai, khi kết nối các tỉnh được tăng cường, đầu tư hạ tầng hoàn thiện hơn nữa, bất động sản ở những khu vực này sẽ rất sôi động. Các dự án khu đô thị quy mô, đồng bộ, hiện đại và cả những dự án nhỏ lẻ cũng sẽ làm thay đổi thị trường.

Xu hướng tìm kiếm những khoảnh đất gần biển, hoặc những mảnh đất rộng ven Tp.HCM để làm những ngôi nhà vườn nghỉ ngơi cuối tuần vẫn diễn ra âm thầm như một phân khúc ngách. Với mục đích này, người có điều kiện tài chính vẫn đi tìm những lô/mảnh đất từ 500 m2 – 1.000m2 hoặc vài ba ngàn mét vuông thuộc diện đất dân hộ lẻ bao gồm đất thổ cư và đất vườn/nông nghiệp.

Khi đầu tư bất động sản hay mua để ở, đều cần lưu ý một số điều: Tìm hiểu kỹ càng mọi thông tin thật cần thiết và liên quan, cập nhật thông tin thị trường liên tục, phân tích thực hư, khảo sát rộng rãi.

Đối với đầu tư vào dự án, cần tìm hiểu tính pháp lý của dự án, quy hoạch của khu vực đó, kinh nghiệm và năng lực của chủ đầu tư, tiềm năng thực sự phát triển trong tương lai và bản thân dự án đó có những gì đáng để đầu tư…
Ngày 20-5, tại Phòng trực truyến trụ sở UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng đã ký kết biên bản ghi nhớ theo hình thức trực tuyến với Công ty TNHH AeonMall Việt Nam (thuộc Tập đoàn Aeon của Nhật Bản) về việc nghiên cứu đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall trên địa bàn TP.Biên Hòa https://www.bandatnendongnai.vn/tin-tuc/bien-hoa-sap-co-trung-tam-thuong-mai-aeon-mall/
Ngày 20-5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, UBND huyện Long Thành và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nghe đơn vị tư vấn báo cáo hệ thống giao thông cơ sở và khung chính sách đền bù cho 2 tuyến đường kết nối với Cảng hàng không (sân bay) Long Thành https://www.bandatnendongnai.vn/tin-tuc/4-tuyen-duong-ket-noi-voi-san-bay-long-thanh/